Vụ bê bối thịt giả này không chỉ phá hủy danh tiếng của một doanh nghiệp mà còn để lại "vết thương" lâu dài trong xã hội và đối với chính người đã can đảm vạch trần sự thật.
Để lấy mỡ cung cấp cho các quán cơm rang trên địa bàn, Đỗ Thị Lượt ở Thanh Hóa đã đi thu gom thịt trâu, bò bẩn, ôi thiu ở các lò giết mổ rồi mang tới một ngôi nhà hoang chế biến lấy mỡ bẩn mang bán.
Thịt bò được để trong xe tải không đông lạnh đi từ lò mổ, tới chợ bán buôn, từng miếng thịt bò quăng thẳng xuống đất, người bán lẻ chọn lựa mang về. Từ đây, thịt bò đến thẳng quán ăn, hàng phở... gia truyền.
“Nghiên cứu chỉ ra rằng không phải cứ mẫu trong siêu thị sẽ sạch hơn. Một số mẫu được lấy ở chợ truyền thống có độ ô nhiễm vi sinh còn thấp hơn ở siêu thị” - GĐ Viện Nghiên cứu Chăn nuôi quốc tế tại Việt Nam.
Trao đổi với chúng tôi, chủ tịch UBND xã Đại Mạch (Đông Anh – Hà Nội) cho biết lực lượng công an xã đã cho dẹp hết các sạp kinh doanh trái phép, không đảm bảo an toàn VSTP tại khu vực này.
Thịt cũ đã ngả màu được bày từng tảng ra tấm bạt hoặc tấm bìa trên nền đất, người bán phe phẩy chiếc khăn hoặc túi nilon để xua ruồi muỗi. Cảnh tượng khiến người ta ngán ngẩm ở khu chợ chuyên thịt "ôi" này đã tồn tại bao năm qua và vẫn đắt hàng vì quá rẻ.
Ruốc nhìn bên ngoài vàng óng, có mùi thơm rất hấp dẫn, ít ai có thể ngờ rằng giá bán một cân ruốc như vậy chỉ bằng 1/10 giá thành ruốc mà người tiêu dùng tự làm. Một số cơ sở đã khai nhận sở dĩ ruốc có giá như vậy là do làm từ thịt gà giá rẻ bao gồm gà chết, gà tiêm kháng sinh.