Cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo theo hướng dẫn của “cán bộ công an” để đăng ký định danh điện tử mức 2, người phụ nữ ở quận 1 (TPHCM) bị mất gần 1,5 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.
Thời gian gần đây, xuất hiện một số thủ đoạn các đối tượng lừa đảo giả danh cơ quan công an gọi điện cho người dân hướng dẫn cài đặt ứng dụng VNeID (ứng dụng giả mạo), kích hoạt tài khoản định danh điện tử; sau khi người dân cài đặt ứng dụng VNeID giả mạo, đối tượng sẽ yêu cầu cấp quyền truy cập điện thoại, thực hiện lệnh chuyển tiền, thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản.
Thông qua ứng dụng VNeID cài đặt trên điện thoại thông minh có kết nối mạng, người dân có thể dễ dàng gửi thông tin tố giác tội phạm ở bất cứ nơi đâu. Thông tin tố giác tội phạm gửi về cơ quan công an được đảm bảo an toàn, bí mật, nhanh chóng, góp phần phòng, chống hiệu quả các loại tội phạm, vi phạm pháp luật.
Tình hình tội phạm sử dụng công nghệ cao để lừa đảo chiếm đoạt tài sản ngày càng tăng và có diễn biến phức tạp, với nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi, kết hợp giữa nhiều hình thức lừa đảo khác nhau.
Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông đã liệt kê 7 tình huống lừa đảo người dân cần lưu ý. Trong đó, có 2 cảnh báo liên quan đến việc cẩn trọng khi kê khai thông tin cá nhân trên các ứng dụng xã hội phổ biến.
Các đối tượng mạo danh cán bộ Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu người dân thực hiện các thủ tục liên quan đến Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để lừa đảo chiếm đoạt thông tin cá nhân, tài sản của công dân.
Ngày 15/9, Tổ Công tác Đề án 06 huyện Thanh Liêm (tỉnh Hà Nam) phối hợp Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, triển khai mô hình “Ứng dụng Căn cước công dân (CCCD) gắn chip điện tử, VNeID phục vụ kiểm soát an ninh và chấm công tại doanh nghiệp”.