Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương triển khai quyết liệt các giải pháp theo thẩm quyền để khắc phục tình trạng thiếu hụt xăng dầu cục bộ ngay từ ngày 12-11.
TP. Hà Nội yêu cầu các địa phương giải quyết triệt để hoạt động bán xăng dầu bằng chai, lọ trên các tuyến đường thuộc địa bàn quản lý, không để xảy ra tình trạng kinh doanh trái phép để trục lợi, gây mất trật tự an ninh, không bảo đảm chất lượng, an toàn phòng cháy, chữa cháy.
Anh Nguyễn Minh Diệu (Đại La, Hà Nội) cho biết đã phải đi lòng vòng gần 10km qua 5 cây xăng ở quận Hai Bà Trưng mà không mua được xăng. Sau đó, anh Diệu phải “nuốt nước mắt" đổ tạm 1 lít xăng với giá 30.000 đồng để đi về nhà, mai tìm cách mua xăng sau.
Tình trạng hết xăng, bán xăng cầm chừng từ 20.000 đến 30.000 đồng/xe… vẫn đang diễn ra tại nhiều khu vực ở TPHCM những ngày qua. Cơ quan chức năng của địa phương đang triển khai kế hoạch quy định giờ bán xăng, nhưng vấp phải sự phản ứng của các thương nhân.
Dù phần lớn các cây xăng ở TP.HCM đã khôi phục kinh doanh ổn định nhiều ngày qua, đến ngày 19-10 vẫn còn một số cây xăng tại một số con đường có tình trạng "hết xăng, còn dầu", hoặc nhân viên xua tay khi khách tấp vào đổ xăng.
Các cây xăng còn mở bán ở khu vực phía Nam đang trong tình trạng quá tải, khi người mua xăng xếp hàng chờ đợi, còn người bán mướt mồ hôi vì quá tải. Sở Công Thương các tỉnh thành khu vực phía Nam kiến nghị sớm có giải pháp giải quyết tình trạng khan hiếm xăng dầu.
"Tôi đi dọc tuyến đường, qua các huyện Châu Thành, Giồng Riềng mà không có một cây xăng nào bán. Tôi lo lắm vì nếu xe hết xăng giữa đường không biết làm thế nào..." - nam tài xế ở Cần Thơ cho hay.
Việc không thể mua xăng dầu ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình đi lại của người dân, trong đó chịu tác động trực tiếp nhất vẫn là các tài xế xe ôm công nghệ, xe ôm truyền thống, người giao hàng...