0  diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2022-03-17T23:03:00

    Việt Nam vượt ngưỡng 7 triệu ca nhiễm

    Theo thông tin chiều 17/3 của Bộ Y tế, Việt Nam ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới (giảm 2.443 ca so với ngày trước đó) tại 63 tỉnh, thành phố.

    Trong đó, đáng chú ý Sở Y tế Vĩnh Phúc đăng ký bổ sung 24.975 ca (trong đó đã bao gồm 5.000 ca thông báo ngày 16/3 tại Vĩnh Phúc) và Sở Y tế Hải Dương đăng ký bổ sung 155.878 ca.

    Như vậy, tổng cộng trong ngày 17/3, Bộ Y tế công bố 353.965 ca bệnh, bao gồm F0 trong nước, nhập cảnh và ca bệnh bổ sung.

    Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 171.446 ca/ngày.

    Từ 26/2 đến nay, hầu hết mỗi ngày đều có tỉnh đăng ký bổ sung thêm vài chục nghìn ca nhiễm mới. Đồ thị số F0 nhiễm mới tại Việt Nam tiếp tục trên đà tăng mạnh, vượt ngưỡng 7 triệu ca.

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T00:03:00

    Sẽ loại Covid-19 khỏi danh sách bệnh truyền nhiễm đặc biệt nguy hiểm

    Tại Nghị quyết Chương trình phòng chống dịch Covid-19 được ban hành ngày 17/3, Chính phủ cho biết chủ trương là bảo đảm thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19, phòng, chống dịch theo phương thức quản lý rủi ro, chuyển từ mục tiêu kiểm soát số ca mắc sang kiểm soát số ca nhập viện có nguy cơ cao, rất cao và tử vong.

    Đồng thời, căn cứ tình hình dịch bệnh để chuyển biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 từ bệnh truyền nhiễm nhóm A sang bệnh truyền nhiễm nhóm B; sẵn sàng kịch bản cho mọi tình huống kể cả khi dịch bùng phát mạnh, trên diện rộng, vượt quá năng lực của hệ thống y tế và tình huống có biến chủng mới nguy hiểm hơn.

    Theo Luật Phòng chống bệnh truyền nhiễm, bệnh truyền nhiễm nhóm A là những bệnh đặc biệt nguy hiểm, có khả năng lây truyền rất nhanh, phát tán rộng, tỷ lệ tử vong cao hoặc chưa rõ tác nhân gây bệnh. Trong khi đó, nhóm B gồm các bệnh truyền nhiễm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong.

    Tại chương trình này, Chính phủ đặt mục tiêu đến hết quý I, hoàn thành việc tiêm mũi 2 cho người dân 12-18 tuổi, tiêm mũi 3 cho người từ 18 tuổi trở lên, trừ các đối tượng chống chỉ định tiêm; bảo đảm đủ vaccine và hoàn thành tiêm cho trẻ em 5-12 tuổi trước tháng 9 năm nay.

    Đồng thời, tỷ lệ tử vong do Covid-19/triệu dân được giảm xuống mức thấp hơn mức trung bình của châu Á.

    Tất cả cấp chính quyền được yêu cầu có kịch bản phòng, chống dịch Covid-19. Người dân tuân thủ biện pháp phòng, chống dịch phù hợp; các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện đánh giá nguy cơ lây nhiễm và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá.

    Chính phủ yêu cầu nâng cao năng lực hệ thống y tế, đặc biệt là y tế dự phòng và y tế cơ sở; tăng đầu tư trang thiết bị cơ sở y tế, có chế độ chính sách đãi ngộ phù hợp với người làm nhiệm vụ y tế dự phòng, y tế cơ sở; đồng thời tăng chất lượng cấp cứu và hồi sức tích cực ở cơ sở khám bệnh, chữa bệnh các tuyến.

    100% trung tâm kiểm soát bệnh tật cấp tỉnh, trung tâm y tế cấp huyện, trạm y tế cấp xã, y tế tại cơ sở giam giữ, bệnh xá trong các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang sẽ được tăng cường năng lực để thực hiện nhiệm vụ chuyên môn.

    Về nhiệm vụ và giải pháp y tế, Chính phủ yêu cầu thực hiện linh hoạt nguyên tắc "ngăn chặn - phát hiện - cách ly - khoanh vùng - dập dịch" theo quy mô và phạm vi hẹp nhất có thể, phù hợp với diễn biến dịch bệnh; áp dụng linh hoạt công thức chống dịch "5K + vaccine, thuốc + điều trị + công nghệ + ý thức người dân + các biện pháp khác".

    Ngoài ra, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp phải thực hiện giám sát thường xuyên, định kỳ và cập nhật, báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ lây nhiễm. Chương trình được thực hiện trong hai năm 2022-2023.

    Trường hợp dịch bệnh kết thúc sớm hơn hoặc kéo dài sang năm 2024, Bộ Y tế báo cáo Chính phủ xem xét việc tiếp tục thực hiện Chương trình này hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời, phù hợp với tình hình.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T00:03:00

    Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh

    Số ca mắc COVID-19 đang có xu hướng giảm

    Tại buổi giao ban, Phó Giám đốc Sở Y tế Vũ Cao Cương cho biết, trong tuần qua trung bình Hà Nội ghi nhận 28.968 ca bệnh/ngày. Trong đó, ngày cao nhất ghi nhận 31.899 ca, song, số ca bệnh có dấu hiệu giảm nhẹ.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/3: Số ca mắc vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh - Ảnh 1.

    Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Chử Xuân Dũng chủ trì giao ban trực tuyến với BCĐ các quận, huyện, thị xã và các xã, phường, thị trấn về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

    Ông Vũ Cao Cương cũng thông tin thêm, số ca mắc vẫn còn cao nhưng đang có xu hướng giảm, các mục tiêu cốt lõi của phòng chống dịch (kiểm soát tỷ lệ tử vong, chuyển nặng; đảm bảo số mắc không vượt quá năng lực tiếp nhận của hệ thống) vẫn được đảm bảo, phù hợp với tinh thần thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19.

    Đánh giá về tình hình dịch, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà khẳng định, số ca mắc, số ca bệnh nhập viện có chiều hướng giảm trong 7 ngày gần đây. Tỷ lệ bệnh nhân nặng, bệnh nhân chuyển tầng cũng có xu hướng giảm.

    Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh - Ảnh 3.

    Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà đánh giá tình hình dịch trên địa bàn TP có chiều hướng giảm về số ca mắc cũng như nhập viện.

    Các quận, huyện, thị xã tăng cường kiểm soát bệnh nhân tại địa bàn, trong đó, theo dõi bệnh nhân trên phần mềm để kịp thời chuyển tầng với bệnh nhân nặng; tăng cường cấp phát thuốc cho các đối tượng đủ điều kiện; quan tâm phòng, chống dịch bệnh theo mùa để tránh "dịch chồng dịch"…

    Mở cửa có kiểm soát, quản lý hiệu quả

    Kết luận hội nghị, Phó Chủ tịch UBND Thành phố Chử Xuân Dũng cho biết, những ngày qua, số ca mắc COVID-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ bệnh nhân F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều đó cho thấy thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

     "Đến nay, thành phố đã "mở cửa" trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng đảm bảo kiểm soát tình hình dịch. Vì thế, các địa phương cần chủ động hơn nữa trong xây dựng các phương án, kịch bản ứng phó dịch bệnh COVID-19 trong tình hình mới", ông Dũng cho hay.

    Phó Chủ tịch Hà Nội Chử Xuân Dũng: Thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh - Ảnh 5.

    Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Chử Xuân Dũng kết luận hội nghị.

    Về vấn đề Việt Nam mở cửa đón khách du lịch quốc tế từ ngày 15/3, ông Dũng đề nghị Sở Du lịch chủ động các phương án để bảo đảm đón du khách an toàn phòng, chống dịch theo đúng quy định của Bộ Y tế, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch. Sở Du lịch cần phối hợp với các cơ quan báo chí để đẩy mạnh thông tin truyền thông nhất là trong thời gian diễn ra SEA Games 31, góp phần thúc đẩy quảng bá du lịch Thủ đô, thu hút du khách quốc tế đến với Hà Nội.

    Ông Chử Xuân Dũng nhấn mạnh: "Việc thành phố mở cửa trở lại các hoạt động không có nghĩa là buông lỏng, mà "mở cửa" có kiểm soát, quản lý hiệu quả. Công việc sẽ nhiều hơn, trách nhiệm nặng nề hơn, đòi hỏi các địa phương phải chủ động hơn nữa trong công tác phòng, chống dịch".

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T01:03:00

    Hà Nội căn cứ số ca mắc Covid-19 để cho học sinh lớp 7-12 đến trường

    Sở Giáo dục Hà Nội được yêu cầu sớm có hướng dẫn cụ thể để quận, huyện, thị xã quyết định việc dạy trực tiếp cho học sinh lớp 7-12, căn cứ vào số ca mắc Covid-19.

    Nội dung trên được Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng đưa ra tại phiên họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 của thành phố, ngày 17/3.

    Thông tin tại phiên họp, Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Trần Lưu Hoa cho biết tuần qua, tỷ lệ giáo viên và học sinh mắc Covid-19 giảm mạnh. Tình hình dạy học trực tiếp tại các trường vẫn đảm bảo và duy trì thích ứng linh hoạt theo các hướng dẫn, văn bản chỉ đạo của thành phố và ngành giáo dục

    Phó Chủ tịch UBND Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết những ngày qua, số ca mắc Covid-19 vẫn còn cao nhưng đã có xu hướng giảm, tỷ lệ bệnh nhân F0 nhập viện thấp, số ca tử vong giảm. Điều này cho thấy thành phố đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh.

    Chính vì vậy, UBND TP yêu cầu GD và các ban, ngành sớm  mở cửa trở lại các hoạt động để thích ứng an toàn, linh hoạt nhưng đảm bảo kiểm soát tình hình dịch.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T01:03:00

    Giám đốc Sở Y tế TPHCM: Số ca tử vong có thể tăng trong thời gian tới

    Chiều 17/3, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 và phục hồi kinh tế TPHCM đã họp giao ban với các quận, huyện và TP Thủ Đức. 

    Báo cáo tại cuộc họp, PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết TPHCM đang quản lý hơn 100.000 F0; trong đó có gần 95.000 trường hợp điều trị tại nhà và cơ sở cách ly.

    Về tình hình số trường hợp nghi mắc COVID-19 trong trường học, tuần qua, TPHCM ghi nhận hơn 44.100 trường hợp nghi mắc COVID-19, tăng so với tuần trước (gần 37.500 trường hợp). Tỷ lệ học sinh nghi mắc COVID-19 chiếm 6,4%; trong đó khối THPT là 8,9%, khối THCS là gần 7,5%, khối Tiểu học là hơn 6,6% và mầm non là gần 1,6%.

    Đáng chú ý, số ca cần hỗ trợ hô hấp và thở máy xâm lấn tại TPHCM đang tăng dần lên khoảng 5-7 ca mỗi ngày và hiện thành phố đã có 97 ca phải thở máy xâm lấn.

    Theo ông Tăng Chí Thượng, số ca thở máy tăng là rất đáng lo ngại vì có thể dẫn tới số ca tử vong tăng lên trong thời gian tới. Hiện nay, số ca tử vong dao động từ 1-3 trường hợp/ngày.

    Giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết qua kết quả phân tích 63 trường hợp chuyển biến nặng, TPHCM ghi nhận 60 trường hợp có bệnh nền, trong đó 6 trường hợp không biết bản thân có bệnh lý nền cho đến khi nhập viện. 

    Gần 43% các trường hợp phải thở máy do bệnh nền, bệnh cấp tính, không phải do COVID-19 và gần 56% thở máy do COVID-19 chuyển biến nặng. Đặc biệt, chỉ có 5 trường hợp (trong số 63 trường hợp) sử dụng thuốc Molnupiravir trước khi nhập viện.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 18/3: Số ca mắc vẫn ở mức cao nhưng có xu hướng giảm, Hà Nội đã kiểm soát được tình hình dịch bệnh - Ảnh 1.

    PGS.TS Tăng Chí Thượng, Giám đốc Sở Y tế TPHCM

    “Gần 67% trường hợp mắc COVID-19 nhưng không thông báo cho y tế địa phương khi biết mình mắc bệnh và không điều trị Molnupiravir trước nhập viện. Các ca bệnh nặng hầu hết thuộc nhóm nguy cơ nhưng có đến 65% chưa có tên trong danh sách người thuộc nhóm nguy cơ tại các địa phương” – ông Thượng cho hay.

    Tại cuộc họp, Phó Chủ tịch UBND TPHCM Dương Anh Đức lưu ý số ca F0 tại TPHCM đang ở mức cao. Số ca chuyển nặng có dấu hiệu gia tăng. Ông yêu cầu ngành y tế và chính quyền các địa phương có biện pháp để kìm chế và giảm các trường hợp bệnh trở nặng, số ca nhiễm mới…

    Đánh giá chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ đã đạt kết quả, tuy nhiên Phó Chủ tịch Dương Anh Đức lưu ý vẫn còn tình trạng người có nguy cơ cao chưa được phát hiện, chỉ đến khi nhiễm bệnh và nhập viện điều trị thì ngành y tế mới phát hiện. Ông đề nghị ngành y tế phối hợp với các địa phương thực hiện quyết liệt hơn chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ, nhất là đợt cao điểm Chiến dịch bảo vệ nhóm có nguy cơ cao nhất – người trên 65 tuổi, có bệnh nền - trong những người có nguy cơ.

    Lãnh đạo UBND TPHCM cũng yêu cầu các địa phương tăng cường nắm bắt địa bàn, đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người có nguy cơ cao và cập nhật cơ sở dữ liệu kịp thời. Cùng với đó, tiếp tục phương châm đi từng ngõ, gõ từng nhà nhằm đẩy nhanh bao phủ vắc xin, cập nhật cơ sở dữ liệu về tiêm vaccine, số lượng F0, F0 đã khỏi bệnh... và cần ứng dụng công nghệ thông tin để giảm tối đa các thủ tục, tránh phiền hà cho F0.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T02:03:00

    Trẻ chưa tiêm vaccine COVID-19 có bị hạn chế hoạt động học tập tại trường?

    Trước những băn khoăn của phụ huynh, nếu trẻ không tiêm vaccine có bị hạn chế các hoạt động giáo dục tại trường hay không, ông Trịnh Duy Trọng khẳng định, tiêm vaccine và các hoạt động giáo dục tại trường là hai hoạt động độc lập tương đối, do đó trẻ chưa tiêm vaccine vẫn tham gia các hoạt động giáo dục tại trường như các trẻ đã tiêm vaccine. Tuy nhiên, đối với trẻ chưa được tiêm vaccine sẽ có sự quan tâm và có biện pháp chăm lo kỹ hơn để bảo vệ sức khỏe cho các em một cách tốt nhất.

    Cũng liên quan đến kế hoạch tiêm vaccine cho học sinh 5-11 tuổi, Chánh văn phòng Sở Y tế TP Hồ Chí Minh cho biết thêm, tiêm vaccine cho trẻ em khác tiêm cho người lớn, do đó công tác chuẩn bị kỹ hơn so với những đợt tiêm chủng trước đây như công tác khám sàng lọc, sơ cấp cứu, theo dõi sau tiêm và hướng dẫn phụ huynh xử lý những trường hợp trẻ có tác dụng phụ sau tiêm. Những công tác này đã được chuẩn bị và tập huấn rất nhiều lần.

    "Sở Y tế đang phối hợp tốt với Sở Giáo dục và Đào tạo để nắm sát tình hình số lượng trẻ và tổ chức các điểm tiêm phù hợp với điều kiện của Thành phố. Số lượng nhân viên y tế tham gia tiêm sẽ phụ thuộc vào số lượng trẻ em đăng ký tiêm", bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai nói.

    Hiện ngành giáo dục và ngành y tế đã chủ động phối hợp triển khai công tác chuẩn bị để tiến hành tiêm vaccine COVID-19 cho học sinh từ 5-11 tuổi khi có kế hoạch chính thức của UBND TP Hồ Chí Minh.

    Theo đó, ngành giáo dục đã hướng dẫn các cơ sở lập danh sách học sinh nằm trong độ tuổi tiêm vaccine; tập huấn hướng dẫn sử dụng hệ thống tiêm chủng COVID-19; quy trình tổ chức tiêm chủng; cấp tài khoản điểm tiêm cho mỗi cơ sở giáo dục có học sinh tiêm vaccine. Hiện các cơ sở giáo dục đang nhập thông tin của trẻ lên hệ thống tiêm chủng COVID-19.

    Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục cũng đã tuyên truyền cha mẹ hoặc người giám hộ học sinh về những tác dụng, lợi ích của tiêm vaccine phòng COVID-19 và những phản ứng của trẻ sau tiêm chủng để tạo sự đồng thuận của cha mẹ học sinh.

    Theo Sức khoẻ và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T03:03:00

    60,49% phụ huynh đồng ý cho trẻ mầm non tiêm vắc xin

    Trả lời câu hỏi của phóng viên về việc những trẻ không chích vắc xin ngừa COVID-19 có bị hạn chế các hoạt động học tập hay không? Ông Duy Trọng khẳng định, việc tiêm vắc xin là hoàn toàn tự nguyện, không ảnh hưởng đến việc học tập của trẻ, không giới hạn các hoạt động trong lớp, trong trường.

    Tuy nhiên, với những trẻ chưa được tiêm vắc xin vì những lý do khác nhau thì nhà trường cần phải quan tâm nhiều hơn đến các giải pháp bảo vệ an toàn, tránh nguy cơ lây nhiễm cho học sinh”.

    Liên quan đến hoạt động chuẩn bị tiêm ngừa vắc xin cho trẻ, tại buổi họp báo, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, trong giai đoạn cao điểm, thành phố đã thực hiện được khoảng 250 đến 300.000 mũi tiêm vắc xin ngừa COVID-19 mỗi ngày.

    Để chuẩn bị cho việc tiêm ngừa cho trẻ từ 5 đến 12 tuổi, Sở Y tế đang phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức tập huấn, nắm sát mọi công tác tổ chức và cân đối số lượng chích ngừa phù hợp mỗi ngày sẽ thực hiện tại các điểm tiêm.

    “Việc tiêm ngừa COVID-19 ở trẻ em có sự khác biệt so với tiêm cho người lớn. Chúng tôi đang chuẩn bị kỹ lưỡng hơn rất nhiều so với trước đây để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho những trẻ tham gia công tác tiêm chủng. Mọi công tác khám sàng lọc, sơ cấp cứu, theo dõi sau tiêm, hướng dẫn phụ huynh theo dõi xử lý tình huống trẻ bị sốt hoặc tác dụng phụ sau tiêm đã được lên phương án chi tiết” - bà Huỳnh Mai nói.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T05:03:00

    Ca COVID-19 trung bình tuần qua hơn 171.000 F0/ngày, cấp độ dịch mới nhất cả nước thế nào?

    Thống kê của Bộ Y tế cho thấy, số ca mắc mới COVID-19 có xu hướng gia tăng nhanh tại hầu hết các tỉnh, thành phố trong thời gian gần đây. Ngày 17/3, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 178.112 ca nhiễm mới tại 63 tỉnh, thành phố (trong có 124.725 ca trong cộng đồng). Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 171.446 ca/ngày. Trong khi tuần từ 3-10/3, số ca mắc trung bình mỗi ngày là 141.797 ca/ngày.

    Ca COVID-19 trung bình tuần qua hơn 171.000 F0/ ngày, cấp độ dịch mới nhất cả nước thế nào? - Ảnh 1.

    Cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất của Bộ Y tế cho thấy số xã, phường thuộc 'vùng xanh' đã giảm xuống còn 40,9%. Ảnh minh hoạ.

    Dự báo số ca mắc thời gian tới sẽ tiếp tục tăng do mầm bệnh đã lây lan rộng trong cộng đồng; biến thể BA.2 của biến chủng Omicron vẫn là biến thể chủ đạo...

    Theo Bộ Y tế, hiện nay, toàn bộ 63 tỉnh, thành phố đã triển khai đánh giá và công bố cấp độ dịch, được công bố trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế theo Hướng dẫn của Bộ Y tế tại Quyết định 218/QĐ-BYT để triển khai các biện pháp phòng, chống dịch theo Nghị quyết 128/NQ-CP; Căn cứ kết quả đánh giá, các địa phương tổ chức thực hiện linh hoạt các biện pháp đáp ứng phù hợp, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh trên địa bàn.

    Ca bệnh tăng nhanh, theo đó, cấp độ dịch trên quy mô xã, phường tại nhiều địa phương đã có sự thay đổi. Cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19 tại địa phương theo Nghị quyết số 128/NQ-CP của Chính phủ trên Cổng thông tin Bộ Y tế đến ngày 18/3 cho thấy cả nước hiện có có 4.337 xã, phường thuộc 'vùng xanh', chiếm 40,9% trong tổng số xã, phường đánh giá; 2.711 xã, phường thuộc 'vùng vàng', chiếm 25,6%; số xã, phường thuộc 'vùng cam' là 3.134 chiếm 29,6%; số xã, phường thuộc 'vùng đỏ' là 403 chiếm khoảng 3,8%.

    Qua thống kê trên cho thấy số xã, phường thuộc cấp độ dịch 1- tương đương 'vùng xanh' vẫn chiếm nhiều nhất, tuy nhiên so với khoảng 10 ngày trước thì tỷ lệ xã, phường thuộc 'vùng xanh' trên cả nước đã tiếp tục giảm (đánh giá ngày 9/3 là 44,4%); số xã, phường thuộc cấp độ dịch 2,3 và 4 tương đương 'vùng vàng', 'vùng cam' và 'vùng đỏ' có tỷ lệ gia tăng... Tổng cộng 3 vùng này chiếm khoảng 59,1% tổng số xã, phường đánh giá ( 9 ngày trước tỷ lệ này là khoảng 55,6%).

    Ngày 17/3, theo thống kê của Bộ Y tế có 5 tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh nhiều nhất là: Hà Nội (25.311), Nghệ An (10.511), Lào Cai (9.574), Phú Thọ (7.867), Bắc Ninh (5.020).

    Tại Hà Nội, địa phương liên tục thời gian qua dẫn đầu cả nước về số ca mắc COVID-19, đánh giá cấp độ dịch COVID-19 mới nhất cập nhật đến 9h ngày 4/3 của thành phố cho thấy, ở quy mô xã, phường, thị trấn, Hà Nội đã có 326 xã phường ở cấp độ 3 (tăng gấp khoảng 4,5 lần so với đánh giá được thông báo ngày 26/2); số xã phường 'vùng xanh' (cấp độ 1) giảm còn 66; 187 xã phường cấp độ 2; chưa có xã phường nào cấp độ 4.

    Tại Nghệ An, địa phương đã gần 1 tuần luôn đứng trong top 5 tỉnh, thành có số mắc mới COVID-19 cao, thống kê trên Cổng thông tin điện tử Bộ Y tế ngày 18/3 cho thấy, ở quy mô xã, phường, thị trấn, Nghệ An hiện có 31 xã, phường là 'vùng xanh'- cấp độ 1 về dịch; 66 xã, phường thuộc 'vùng vàng', riêng số xã, phường 'vùng cam' lên đến 337; số xã, phường thuộc 'vùng đỏ' là 26.

    Theo Sức khoẻ và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2022-03-18T09:03:00

    Liều vaccine thứ 4 ít có tác dụng với người trẻ, khỏe

    Theo AFP, các phát hiện này dựa trên dự án theo dõi các nhân viên y tế Israel trong làn sóng bùng phát dịch vì Omicron. Nghiên cứu được công bố trên tạp chí New England ngày 17/3.

    Theo GS Gili Regev-Yochay, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Trung tâm Y tế Sheba, Israel, tác giả chính cho biết nghiên cứu phát hiện liều vaccine Covid-19 thứ 4 không có tác động lớn tới sự lây lan của virus.

    Nghiên cứu dựa trên 600 tình nguyện viên, gồm 270 người được tiêm mũi thứ 4 vaccine Pfizer hoặc Moderna.

    “Chúng tôi nhận thấy khả năng chống lại nguy cơ nhiễm virus của cả vaccine Pfizer và Moderna đều không khác biệt ở người tiêm/không tiêm. Tỷ lệ lây nhiễm ở người được tiêm chủng chỉ thấp hơn một chút so với nhóm đối chứng” - GS Regev-Yochay nói.

    So với người tiêm 3 liều vaccine, nhóm được tiêm 4 liều Pfizer có nguy cơ nhiễm bệnh thấp hơn 30%. Trong số những người được tiêm Moderna, nguy cơ bị nhiễm bệnh sau liều thứ 4 thấp hơn 18%.

    Dù vậy, theo GS Regev-Yochay, nó vẫn bảo vệ “vừa phải” trong việc giảm nguy cơ mắc Covid-19 có triệu chứng. Những người nhận Pfizer giảm 43% nguy cơ có triệu chứng khi nhiễm nCoV. Con số này ở người tiêm Moderna là 31%.

    Vị chuyên gia nhấn mạnh nghiên cứu thực hiện trên các nhân viên y tế dưới độ tuổi nghỉ hưu, do đó, nó không đưa ra bức tranh toàn cảnh về hiệu quả của liều thứ 4 với nhóm người cao tuổi – vốn là mục tiêu chính ở Israel và nhiều quốc gia khác.

    Nghiên cứu này cũng chỉ ra lợi thế của 3 liều vaccine Covid-19 được thiết kế để chống lại chủng nCoV ban đầu đã đạt đến mức phản ứng miễn dịch cao nhất. Các mũi tăng cường chỉ hồi phục khả năng miễn dịch bị suy yếu thay vì đưa nó lên tầm cao mới.

    “Hiệu quả của vaccine khá thấp trước cho thấy liều thứ 4 chỉ mang lại lợi ích nhỏ cho các nhân viên y tế trẻ, khỏe mạnh. Các dữ liệu cho thấy liều vaccine thứ 4 an toàn, có sinh miễn dịch và vẫn mang lại hiệu quả dù không nhiều”, các tác giả viết.

    Bên cạnh đó, bà Regev-Yochay nhấn mạnh kết quả này không làm giảm mức độ quan trọng của liều 3 vaccine, nhất là với nhóm người cao tuổi hoặc chưa từng mắc Covid-19.

    Phát hiện này được cho là có thể tác động tới các cuộc thảo luận y tế về lợi ích của liều vaccine Covid-19 thứ 4 với cộng đồng dân cư nói chung tại nhiều nước.

    Tại Mỹ, theo nhà miễn dịch học hàng đầu, TS Anthony Fauci, các trường hợp được tiêm liều thứ 4 “đang được theo dõi cẩn thận”. Nhiều suy đoán cho rằng Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) có thể sớm cho phép dân số nói chung tiêm liều thứ 4.

    Theo Zingnews

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!