0  diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  • 2021-12-04T23:12:00

    Số ca COVID-19 tăng cao, Hà Nội ứng phó ra sao?

    Liên tiếp trong những ngày gần đây, Hà Nội ghi nhận số ca dương tính SARS-CoV-2 rất cao, ở ngưỡng 400 - 600 ca/ngày. Trong đó cao nhất là ngày 4/12 với 628 ca bệnh.

    Trao đổi với báo chí về việc tăng nhanh các ca mắc COVID-19 trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Y tế Trần Thị Nhị Hà cho biết, thành phố chuẩn bị các phương án, kịch bản cụ thể để luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch, tránh bị động, bất ngờ.

    Thành phố đã chỉ đạo lực lượng y tế các tuyến kiên định với phương châm: Điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, dập dịch; xét nghiệm để sớm phát hiện ca F0 trong cộng đồng và điều trị sớm cho người bệnh.

    Thành phố phân các tầng điều trị F0 với tầng một là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách; tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến T.Ư.

    Trong kịch bản ứng phó đã được xây dựng, nếu thành phố ghi nhận 10.000 ca nhiễm, tầng một tăng lên 9.200 giường; tầng 2 có 600 giường; tầng 3 là 200 giường. Với kịch bản 40.000 ca nhiễm, các tầng điều trị lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800.

    Trường hợp ca nhiễm lên 100.000, thành phố chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng một (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.

    Theo bà Hà, ở giai đoạn trước, Hà Nội chủ yếu cách ly tập trung F1 và điều trị F0 tại các cơ sở y tế của thành phố, T.Ư. Ở giai đoạn hiện nay, Hà Nội đã chuyển hướng, cho phép F1 và F0 thể nhẹ, không triệu chứng đủ điều kiện được cách ly và tự điều trị tại nhà.

    Quy định cơ sở vật chất để cách ly F1 và điều trị F0 tại nhà cơ bản giống nhau. Qua rà soát bước đầu có khoảng 780.000 hộ gia đình đủ điều kiện cách ly F1 tại nhà theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Mỗi F0 điều trị tại nhà sẽ cài App để mỗi ngày hai lần điền thông tin chỉ số sức khỏe bản thân; phần mềm được kết nối với trung tâm điều hành để nhân viên y tế theo dõi, kịp thời chuyển tầng điều trị nếu F0 có dấu hiệu bất thường.

    Theo Tiền phong

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-05T00:12:00

    'Hà Nội đã lường trước số ca nhiễm tăng cao, sẵn sàng ứng phó'

    Số ca Covid-19 trên địa bàn Hà Nội liên tục tăng cao những ngày gần đây. Riêng ngày 4/12, thành phố ghi nhận 628 ca dương tính, trong đó 190 ca tại cộng đồng, 338 ca tại khu cách ly và 100 ca tại khu phong tỏa. Đây là số ca mắc mới trong một ngày cao nhất trên địa bàn thành phố từ tháng 3/2020 đến nay.

    Theo Giám đốc Sở Y tế Hà Nội Trần Thị Nhị Hà, diễn biến số ca bệnh tăng cao là điều thành phố đã lường trước trong bối cảnh mở cửa, thực hiện chủ trương "thích ứng an toàn, linh hoạt".

    "Chúng tôi đã chuẩn bị các phương án, kịch bản cụ thể để luôn chủ động trong công tác phòng chống dịch, tránh bị động, bất ngờ", bà Hà nói, cho hay thành phố đã chỉ đạo lực lượng y tế các tuyến kiên định với phương châm: Điều tra, truy vết, khoanh vùng, cách ly, dập dịch; xét nghiệm để sớm phát hiện ca F0 trong cộng đồng và điều trị sớm cho người bệnh.

    Chính quyền thủ đô phân các tầng điều trị F0 với tầng một là tuyến y tế cơ sở và tại nhà; tầng 2 gồm 19 bệnh viện đa khoa cấp huyện, do thành phố phụ trách; tầng 3 là các bệnh viện tuyến thành phố, hạng I và tuyến Trung ương.

    Trong kịch bản ứng phó đã được xây dựng, nếu thành phố ghi nhận 10.000 ca nhiễm, tầng một tăng lên 9.200 giường; tầng 2 có 600 giường; tầng 3 là 200 giường; với kịch bản 40.000 ca nhiễm, các tầng điều trị lần lượt tăng số giường lên 36.800, 2.400 và 800.

    Trường hợp ca nhiễm lên 100.000, thành phố chuẩn bị tổng cộng 92.000 giường ở tầng một (22.100 giường tại các cơ sở thu dung, điều trị và 69.900 giường tại các trạm y tế lưu động thuộc quận, huyện, thị xã); 6.000 giường ở tầng 2 và 2.000 giường ở tầng 3.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-05T00:12:00

    Chuyên gia cảnh báo nguy cơ biến chủng Omicron xâm nhập vào Việt Nam

    Theo TS. Phạm Quang Thái, Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh Dịch tễ Trung ương), Nhật Bản đã ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng mới Omicron. Campuchia gần đây cũng phát hiện người nhập cảnh có biến chủng Omicron, và ngày càng nhiều các quốc gia ghi nhận chủng này mà không phải từ Nam Phi về.

    "Biến thể mới đã di chuyển đến nhiều quốc gia khác và tiềm tàng ở đâu đó, chứ không phải chỉ từ Nam Phi. Và có thể chúng ta không tránh khỏi các trường hợp đi về từ nước ngoài mang theo biến chủng Omicron", TS. Thái nói.

    Tuy nhiên, các trường hợp nước ngoài nhập cảnh mang theo biến chủng Omicron và lan ra cộng đồng hay không còn phụ thuộc vào việc chúng ta bao phủ vaccine thế nào, rà soát các ổ dịch ra sao. “Nếu rà soát kỹ như hiện tại hoặc làm tốt hơn thì chúng ta sẽ ngăn chặn được các trường hợp xâm nhập từ bên ngoài”, TS. Thái nói.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/12: Xấp xỉ 500 ca Covid-19 mỗi ngày, Hà Nội có nên siết chặt công tác phòng dịch? - Ảnh 1.

    Biến thể Omicron được dự báo có thể lây lan nhanh hơn, nguy cơ tái nhiễm cao hơn các biến chủng khác.

    Đưa ra các giải pháp cần làm để ứng phó với biến thể Omicron, theo ông Thái, Việt Nam cần chủ động rà soát, xét nghiệm kỹ các trường hợp từ bên ngoài về và ngay cả trong cộng đồng. Khi phát hiện người dương tính, chúng ta cần xét nghiệm ngay để giải trình tự gene xem chủng gì. 

    Bên cạnh đó lực lượng chức năng cần theo dõi các ổ dịch không rõ nguồn lây để biết chủng đang lưu hành tại các ổ dịch đó. 

    Theo VOV

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-05T01:12:00

    Ngày thứ 2 liên tiếp Thừa Thiên Huế vượt mốc 300 ca mắc COVID-19 trong ngày

    Tối 5/12, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết, kết quả đến 18h, tỉnh này ghi nhận thêm 305 ca bệnh khẳng định dương tính SARS-CoV-2.

    Trong đó, phát hiện tại khu cách ly tập trung 10 ca, tại khu phong tỏa 11 ca, tại Chốt kiểm soát y tế 1 ca, F1 đang thực hiện cách ly tại nhà 112 ca và tại cộng đồng 171 (tất cả được đưa vào khu cách ly y tế ngay sau khi phát hiện).

    Cụ thể, các ca mắc COVID-19 được phát hiện tại cộng đồng được công bố hôm nay tập trung chủ yếu tại TP Huế. Ngoài ra, các huyện Phong Điền, Phú Lộc, Quảng Điền và 2 thị xã Hương Trà, Hương Thủy cũng ghi nhận một số ca mắc.

    Ngày thứ 2 liên tiếp Thừa Thiên Huế vượt mốc 300 ca mắc COVID-19 trong ngày - Ảnh 2.

    Lấy mẫu xét nghiệm test nhanh cho người dân TP Huế.

    Trong ngày, Thừa Thiên Huế cũng ghi nhận thêm 1 trường hợp tử vong, đó là BN 1268714 (SN 1930). Theo đó, bệnh nhân tử vong được chẩn đoán do ngừng tuần hoàn hô hấp khả năng nghi do bệnh lý tim mạch tuổi già hoặc đột quỵ, lú lẫn tuổi già, nhiễm SARS-CoV-2 với phân loại nguy cơ rất cao.

    Như vậỵ, đây là ngày thứ 2 liên tiếp Thừa Thiên Huế ghi nhận số ca mắc COVID-19 trong ngày vượt mốc 300 ca. Trước đó, ngày 4/12, tỉnh này cũng ghi nhận 339 ca mắc.

    Theo Sức khỏe và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-06T03:12:00

    Huế phát hiện 1.369 ca dương tính trong Tuần lễ cao điểm tầm soát COVID-19

    Sáng 6/12, Bí thư Thành ủy Huế Phan Thiên Định cho biết, từ ngày 29/11 đến ngày 5/12, với chiến dịch Tuần lễ cao điểm tầm soát COVID-19, toàn thành phố đã thực hiện 175.760 mẫu xét nghiệm nhanh kháng thể, qua đó phát hiện 1.369 ca dương tính. 

    Huế phát hiện 1369 ca dương tính trong Tuần lễ cao điểm tầm soát COVID-19 - Ảnh 2.

    Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên cho người dân TP Huế. Ảnh P.T.Đ

    Theo Bí thư Thành ủy Huế, song song với công việc xét nghiệm, việc tiêm vaccine cho người dân, học sinh từ 12 tuổi trở lên cũng được triển khai quyết liệt. Đến nay, đã cơ bản phủ xong tiêm mũi 1 cho mọi người và đang tiếp tục tiêm mũi 2 cho những người đã đủ thời gian. Ngoài ra, công tác khoanh vùng, hỗ trợ lương thực, giúp đỡ hộ nghèo, gia đình chính sách, gia đình neo đơn, khó khăn cũng được triển khai đồng bộ. 

    "Cả thành phố chung sức đồng lòng. Người góp của, người góp công, tất cả với tinh thần như người ra trận, lăn lộn quên mình vì tình yêu với quê hương, đồng bào. Dịch COVID-19 vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc tầm soát cũng cần triển khai thêm một thời gian ngắn nữa", ông Định nói. 

    Huế phát hiện 1369 ca dương tính trong Tuần lễ cao điểm tầm soát COVID-19 - Ảnh 3.

    Công an tỉnh Thừa Thiên Huế trao "Triệu túi an sinh" cho người dân vùng dịch.

    Bí Thư Thành ủy Huế cho rằng: "Song, với ý thức phòng chống dịch 5K, sử dụng test nhanh đã được nâng lên. Với tình yêu, sự cống hiến, tinh thần trách nhiệm, tương thân tương ái của tất cả mọi người, chúng ta chắc chắn sẽ qua được những khó khăn, sớm ổn định tình hình..."

    Trước đó, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Huế ban hành kế hoạch tổ chức Tuần lễ cao điểm tầm soát COVID-19 trên địa bàn từ 29/11 đến ngày 5/12. 

    Việc triển khai Tuần lễ cao điểm tầm soát COVID-19 nhằm huy động sức mạnh toàn dân, toàn hệ thống chính trị trong việc phòng chống dịch COVID-19. Đề ra các giải pháp thiết thực, hiệu quả nhằm ngăn chặn, kiểm soát dịch bệnh, tiếp tục thực hiện thành công mục tiêu kép, đảm bảo an sinh xã hội.

    Kết hợp các lực lượng để khoanh vùng tầm soát toàn bộ các khu vực trọng điểm dịch. Phấn đấu 100% hộ gia đình trên địa bàn thành phố đều có thực hiện test nhanh trong tuần cao điểm tầm soát COVID-19 thông qua nguồn test nhanh kháng nguyên do người dân tự mua và thành phố hỗ trợ.\

    Theo Sức khoẻ và Đời sống

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-06T04:12:00

    Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, không để vaccine quá hạn phải bỏ gây lãng phí

    Bảo đảm đủ vaccine phòng, chống dịch

    Sáng 5/12, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chủ trì họp với các bộ, ngành, đơn vị về thúc đẩy nghiên cứu, chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine, thuốc điều trị Covid-19 trong nước và nhập khẩu vaccine, thuốc điều trị Covid-19.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, trong những biện pháp phòng, chống dịch thì vaccine, thuốc điều trị và ý thức của người dân có tính chất rất cơ bản, quan trọng. Chính phủ đã quyết liệt chỉ đạo, triển khai chiến lược vaccine trong nhiều tháng nay, vừa qua bổ sung thêm vấn đề thuốc điều trị. Công việc này có khối lượng, quy mô lớn, lại tiến hành trong thời gian ngắn, chưa có tiền lệ nên có khó khăn, lúng túng.

    Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành liên quan xây dựng kế hoạch chủ động kịp thời, khoa học, hợp lý, hiệu quả, an toàn để bảo đảm đủ vaccine phòng, chống dịch; thần tốc hơn nữa trong việc tiêm chủng vaccine. Theo đó, phấn đấu đến 15/12 tiêm đủ 2 mũi cho người từ 18 tuổi trở lên, chậm nhất là hoàn thành trong tháng 12; có lộ trình tiêm vaccine mũi thứ 3, trước hết là cho đối tượng từ 50 tuổi trở lên và các đối tượng ưu tiên và theo yêu cầu từng địa phương; khẩn trương tổ chức tiêm cho trẻ từ 12 tuổi đến 18 tuổi... Đồng thời lên kế hoạch tiêm vaccine cho năm 2022; hoàn thành báo cáo, phân tích và quan điểm của Ban Chỉ đạo về vấn đề tiêm vaccine đối với trẻ em từ 5 đến 12 tuổi trình cấp có thẩm quyền.

    Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế phối hợp với các địa phương rà soát lại toàn bộ đối tượng để tiêm vét mũi 2; rà soát, đánh giá lại các sự cố, bất cập trong thời gian qua một cách khách quan, trung thực, trên cơ sở đó có thông tin chính xác, kịp thời đến với nhân dân, trên tinh thần không phân biệt vaccine, đặt sức khỏe của người dân lên trên hết, trước hết và có tham chiếu với tình hình, bài học, kinh nghiệm của thế giới. Bên cạnh đó, tăng cường tuyên truyền, tiếp tục nâng cao hơn nữa ý thức của người dân trong phòng, chống dịch.

    Thủ tướng lưu ý tránh tiêu cực trong vấn đề phân bổ, tiêm vaccine; nếu địa phương còn yếu, thiếu điều kiện tiêm vaccine cho người dân thì Bộ Y tế, Bộ Quốc phòng hỗ trợ nhân lực để tăng tốc tiêm vaccine cho nhân dân đảm bảo an toàn, khoa học, hiệu quả.

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/12: Đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng, không để vaccine quá hạn phải bỏ gây lãng phí - Ảnh 1.

    Trước tình hình ca mắc tăng cao, các địa phương đang đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine (Ảnh: HT).

     

    Đẩy nhanh tiến độ tiêm chủngTrước thực tế còn một số địa phương có tỷ lệ sử dụng vaccine/số vaccine phòng Covid-19 được phân bổ và độ bao phủ vaccine còn thấp, còn nhiều người cao tuổi, người có bệnh nền chưa được tiêm vaccine có nguy cơ tử vong cao nếu nhiễm bệnh, Bộ Y tế đã có văn bản hỏa tốc gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố về việc đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine.

    Để tăng cường công tác tiêm vaccine, Bộ Y tế đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố chỉ đạo các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân trong độ tuổi chỉ định; đảm bảo tiêm chủng an toàn theo các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế, đặc biệt lưu ý và ưu tiên tiêm chủng cho đối tượng là người từ 50 tuổi trở lên, người mắc bệnh nền.

    Hoàn thành việc bao phủ mũi một cho 100% dân số từ 12 tuổi trở lên trong năm 2021 và tiêm mũi 2 cho những đối tượng đã tiêm mũi một đủ thời gian. 

    Đối với những địa phương đã đạt được độ bao phủ vaccine cao cần rà soát kĩ càng và tổ chức tiêm vét, đảm bảo tất cả người dân có đủ điều kiện tiêm chủng được tiêm đủ liều vaccine. 

    Các địa phương xây dựng kế hoạch và triển khai việc tiêm mũi tăng cường, mũi bổ sung cho những người đã tiêm chủng đủ liều cơ bản theo hướng dẫn tại Công văn số 10225/BYT-DP ngày 1/12/2021 của Bộ Y tế. 

    Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình triển khai tiêm chủng tại địa phương và rà soát số lượng vaccine đã được phân bổ để chỉ đạo, đôn đốc việc tiếp nhận vaccine và triển khai tiêm chủng kịp thời, không để xảy ra tình trạng thừa vaccine với hạn dùng ngắn hoặc quá hạn sử dụng phải hủy bỏ gây lãng phí.

    Theo Dân trí

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-06T05:12:00

    Hà Nội hơn 80% F0 không triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ

     Thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, khoảng 80% bệnh nhân Covid-19 hiện nay tại Hà Nội không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ.

    Số liệu cập nhật đến ngày 4/12, trong đó 4.651 F0 đang điều trị ở bệnh viện; 3.902 F0 không triệu chứng hoặc nhẹ (chiếm 83,8%). Bệnh nhân mức độ trung bình là 699 người; 50 ca nặng và nguy kịch; 46 người thở oxy mask, gọng kính; hai người thở máy không xâm lấn; một người thở máy xâm lấn và một người lọc máu.

    Hà Nội hiện không có bệnh nhân nào phải thở HFNC (thở oxy dòng cao) hay EMCO (thiết bị oxy hóa qua màng ngoài cơ thể) - "vũ khí" hỗ trợ hô hấp cuối cùng cho trường hợp nguy kịch do Covid-19. Trong công điện hôm 2/12, chính quyền thành phố cho biết hiện số ca nghiêm trọng điều trị tại các bệnh viện tầng 3 chỉ chiếm tỷ lệ dưới 0,8%.

    Như vậy, tỷ lệ bệnh nhân không triệu chứng hoặc nhẹ tại Hà Nội tương đương với tỷ lệ chung cả nước được Bộ Y tế ghi nhận từ đầu đợt dịch thứ 4 đến nay.

    Theo VnExpress

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-06T07:12:00

    16 chùm lây nhiễm Covid-19 ở Hà Nội, ổ dịch nóng nhất có 423 F0

    Theo thống kê của Sở Y tế Hà Nội, trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4 đến nay), TP ghi nhận 13.434 ca mắc, trong đó có 4.909 ca tại cộng đồng; 6.009 ca trong khu cách ly tập trung; 2.220 ca tại khu phong toả; 83 trường hợp nhập cảnh; 213 trường hợp mắc tại các bệnh viện trước ngày 30/9.

    Giai đoạn thực hiện Nghị quyết 128 đến nay (ngày 11/10 - 5/12), TP có 9.127 ca mắc (trung bình 169,01 ca/ngày). Trong đó, có 3.590 ca ngoài cộng đồng (39,33%), 4.092 tại khu cách ly (44,83%), 1.418 tại khu phong tỏa (15,53%) và 27 ca nhập cảnh (0,31%).

    DIỄN BIẾN DỊCH NGÀY 6/12: Ổ dịch nóng nhất Hà Nội đã ghi nhận 423 F0  - Ảnh 1.

    Thành phố hiện có 16 chùm ca bệnh như sau:

    Chùm ca bệnh tại Phú Đô, quận Nam Từ Liêm đã ghi nhận 423 ca mắc mới (trong ngày 5/12 không ghi nhận ca mắc mới),

    Chùm ca bệnh tại Khu công nghiệp Đài Tư, quận Long Biên đã ghi nhận 177 ca mắc (7 ngày qua, chùm này không ghi nhận ca mắc mới),

    Chùm ca bệnh tại đường Trần Duy Hưng, quận Cầu Giấy đã ghi nhận 178 ca mắc (3 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại xã Ninh Hiệp, huyện Gia Lâm đã ghi nhận 331 ca mắc (3 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại đường Bưởi, Cống Vị, quận Ba Đình ghi nhận 53 ca mắc (3 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại Thôn Bạch Trữ, xã Tiến Thắng, huyện Mê Linh đã ghi nhận 308 ca mắc (trong ngày ghi nhận 1 ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại Phú La, quận Hà Đông ghi nhận 95 ca mắc (4 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại huyện Quốc Oai đã ghi nhận 172 ca mắc (5 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại La Thành, Giảng Võ đã ghi nhận 285 ca mắc (trong ngày 5/12 ghi nhận 27 ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh mới tại Yên Nội, Đồng Quang, Quốc Oai đã ghi nhận 184 ca mắc (trong ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại thôn Mới, Tốt Động, Chương Mỹ đã ghi nhận 101 ca mắc (trong ngày 5/12 ghi nhận 4 ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại tổ 6, Mộ Lao, Hà Đông ghi nhận 16 ca mắc (4 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại Tân Độ, Xuy Xá, Mỹ Đức ghi nhân 74 ca mắc (trong ngày 5/12 không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại TT Nguyễn Công Trứ, Hai Bà Trưng ghi nhận 123 ca mắc (trong ngày ghi nhận 2 ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại Khâm Đức, Trung Phụng từ 19/11 ghi nhận 94 ca mắc (3 ngày không ghi nhận ca mắc mới).

    Chùm ca bệnh tại Hàng Thiếc, Hoàn Kiếm ghi nhận 36 ca mắc mới (trong ngày ghi nhận 2 ca mắc mới).

    Theo Sở Y tế, Hà Nội quản lý, giám sát 23.752 người về từ cách tỉnh, thành phố. Trong đó, trường hợp đi bằng máy bay (11.818), tàu hỏa (4.705), ô tô, xe khách (4.605) và phương tiện cá nhân (2.624). Trong số 23.752 trường hợp này, TP ghi nhận 324 F0 về từ các tỉnh có dịch, phân bố tại 29/30 quận, huyện, thị xã.

    Tính đến ngày 5/12, TP có tổng số 1.065 điểm phong tỏa. Số điểm đang còn phong tỏa là 60. Công tác điều trị và cách ly tại bệnh viện như sau: Tổng số ca F0 đã điều trị là 13.899, hiện đang điều trị 5.510. trường hợp F0.

    Trong đó, BV Nhiệt đới Trung ương 65 F0; BV Đại học Y Hà Nội 114; BV Đa khoa Đức Giang 142; BV Thanh Nhàn 106; BV Hà Đông 109; BV Sơn Tây 60; BV Bắc Thăng Long 55;  BV Đa khoa Gia Lâm 33; BV Đa khoa Mê Linh 144; BV Tâm thần Hà Nội 8; BV Quốc Oai 139; BV Chương Mỹ 122: BV Vân Đình 156; BV Phú Xuyên 145; BV Mỹ Đức 91; BV Sóc Sơn 3; BV Đan Phượng: 8 và BV Ba Vì 21 trường hợp.

    Ngoài ra, cơ sở điều trị KTX Phenikaa 547 F0; Cơ sở điều trị Đền Lừ III 882; Cơ sở điều trị Thượng Thanh 798; Cơ sở điều trị Pháp Vân - Tứ Hiệp 1.287… Theo Sở Y tế, tổng số bệnh nhân đã điều trị khỏi là 7.583 người, tổng số người tử vong do Covid-19 là 49 người.

    Về kết quả tiêm vắc xin Covid-19, ngày 5/12, ngành y tế TP thực hiện được 41.707 mũi tiêm. Tổng số tiêm được là 12.230.474 mũi. Trong đó, kết quả tiêm cho trẻ 15-17 tuổi, ở 30 quận, huyện, thị xã tiêm được 287.286 mũi/305.668 trẻ (đạt 93,98 %). Kết quả tiêm cho trẻ 12-14 tuổi, TP thực hiện được 228.284 mũi/394.045 trẻ (đạt 57,93 %).

    Theo Vietnamnet

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!
  • 2021-12-06T09:12:00

    Thông báo khẩn của TP.HCM: Dịch cấp độ 2, có 3 quận huyện tăng cấp độ dịch

    Đối với cấp quận huyện, có 8 địa phương đạt cấp độ 1 là quận 1, 6, 7, 8, Tân Bình, Tân Phú và huyện Bình Chánh, Củ Chi.

    Có 13 địa phương đạt cấp độ 2 là quận 3, 5, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, TP Thủ Đức và huyện Cần Giờ, Hóc Môn, Nhà Bè.

    Có 1 địa phương ở cấp độ 3 là quận 4.

    Như vậy, có 3 quận huyện tăng cấp độ dịch so với tuần trước là quận 11, huyện Cần Giờ từ cấp 1 lên cấp 2 và quận 4 từ cấp 2 lên cấp 3. Quận Tân Phú là địa phương duy nhất giảm cấp độ dịch, từ cấp 2 xuống cấp 1.

    Đối với cấp phường, xã thị trấn, có 104 địa phương đạt cấp độ 1; 187 địa phương đạt cấp độ 2 và 21 địa phương cấp độ 3. Như vậy, có 20 phường, xã giảm cấp độ dịch và 56 phường xã tăng cấp độ dịch so với tuần trước.

    Về tỉ lệ mắc mới trong cộng đồng/100.000 người/tuần, từ ngày 26-11 đến 2-12, TP.HCM ghi nhận 10.901 ca; tăng so với tuần trước với 8.731 ca. Hiện nay, tiêu chí này của TP.HCM vẫn ở cấp độ 3 theo nghị quyết 128.

    Về độ bao phủ vắc xin, đến hết ngày 2-12, tỉ lệ người từ 18 tuổi trở lên được tiêm ít nhất 1 liều vắc xin trên địa bàn TP là 100%. Tỉ lệ người từ 50 tuổi trở lên được tiêm đủ liều vắc xin là 98%.

    TP đã có kế hoạch thiết lập cơ sở thu dung điều trị và kế hoạch bảo đảm số giường hồi sức cấp cứu tại các cơ sở khám chữa bệnh, sẵn sàng đáp ứng tình hình dịch cấp độ 4. Các quận huyện và TP Thủ Đức xây dựng kế hoạch thiết lập các trạm y tế lưu động, tổ chăm sóc người nhiễm bệnh tại cộng đồng và có kế hoạch cung cấp oxy y tế cho các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

    Theo Tuổi trẻ

    Chia sẻ Copy linkĐã copy!