TS Khương Kim Tạo: “Nếu cấm ngay không gian từ vành đai 3 hất vào trong trung tâm thì làm sao giải quyết được vấn đề giao thông của người dân. Rõ ràng, nếu triển khai theo kiểu cưỡng chế có thể dẫn tới vỡ trận, không đạt được mục tiêu đề ra”.
Theo các chuyên gia giao thông, không có nước nào sử dụng nhiều xe máy như Việt Nam. Việc dùng quá nhiều xe máy khiến người dân lười đi bộ hơn, khí thải xe máy, ô tô tăng nguy cơ mắc các bệnh về hô hấp. Tại nhiều nước trên thế giới, lệnh cấm lưu thông xe gắn máy đã được áp dụng và đạt được những thành công.
Tiến sĩ Nguyễn Xuân Thủy, người có 30 năm nghiên cứu giao thông Hà Nội cho biết việc cấm xe máy, ô tô không phải một sớm một chiều, mà cần phải có lộ trình cụ thể, giải quyết từng bước một: Đó là phải phát triển hạ tầng giao thông, giao thông công cộng kèm với đó là công tác quản lý tốt của nhà nước.
Nhiều người dân sinh sống trên đường Nguyễn Trãi cho rằng phương án cấm xe máy lưu thông trên tuyến đường này là điều không khả thi, vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của mọi người.
Chiều 11/3 Giám đốc Sở Giao thông Vận tải (GTVT) Hà Nội Vũ Văn Viện đã trả lời báo chí về việc hạn chế, tiến tới cấm xe máy khu vực nội thành vào năm 2030. Theo đó, hai tuyến đường Nguyễn Trãi hoặc Lê Văn Lương được chọn để thí điểm cấm xe máy.
Một người phụ nữ chạy xe Lead trên cao tốc Hà Nội - Bắc Giang gây chú ý khi phóng vun vút vào đường cao tốc cấm xe máy với ống pô xả khói trắng mù mịt.
Trong thời gian qua, ùn tắc giao thông là điệp khúc được nhắc tới nhiều lần bởi hàng ngày người dân lưu thông vào giờ cao điểm trên một số tuyến phố Hà Nội đều phải đối mặt.
"Đến một lúc nào đó sẽ phải hạn chế phương tiện cá nhân, xe biển chẵn đi ngày chẵn, biển lẻ đi ngày lẻ, phải cấm xe máy và nhiều quốc gia đã áp dụng", Bí thư Hoàng Trung Hải nêu.