Chúng tôi tìm về thôn Tranh Khúc đúng vào đúng lúc "cao điểm" làm bánh chưng chuẩn bị phục vụ cho tết ở đây. Ông Nguyễn Văn Na - Bí thư Chi bộ thôn Tranh Khúc cho biết: "Tranh Khúc làm bánh chưng, bánh dày quanh năm. Bình thường, mỗi hộ dân ở đây chỉ làm khoảng 100 chiếc/ngày, nhưng những ngày giáp tết như thế này, các hộ đã nâng "công suất" lên 500 -1.000 chiếc/ngày".
Tại đây, các công việc chính như chọn lá, ngâm đỗ gạo, chọn thịt làm nhân, nắm nhân, gói bánh đều do bàn tay của chị em phụ nữ, còn những người đàn ông trong nhà chỉ phụ giúp rửa lá, lau lá
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Lá dong được các tiểu thương mang từ Hà Giang, Lào Cai hoặc Phú Thọ. Lá được nhập nhiều nhất là từ rằm trở ra. Một bó 1000 lá dong có giá 250 ngàn đồng.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Lá dong sau khi mang về được chà sạch và rửa đi rửa lại đến 3 lần. Nhà nào làm bánh cũng có từ 1, 2 người chuyên rửa lá.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Cụ Đắc năm nay đã 84 tuổi nhưng có thể làm được tất cả các công việc như tước sống lá, gấp lá, gói bánh... Cụ cho biết: "Tôi làm bánh từ năm lên 15 - 16 tuổi, bây giờ già rồi, tai mắt không còn tinh như trước nhưng các công việc làm bánh chưng vẫn thực hiện bình thường".
Một trong những công việc quan trọng là tước sống lá, thao tác này giúp bánh không bị cộm và dễ gói hơn. Hiện nay hầu hết các gia đình làm bánh đều thực hiện tước lá bằng dao nhưng với gia đình cụ Đắc thực hiện tước sống lá bằng miệng. Đây vốn là kỹ thuật từ xa xưa bởi cách tước lá này khiến lá không bị rách và gói nhanh hơn.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Một chiếc bánh có đến 6 chiếc lá dong. Từng đó đã biết số lượng lá để làm bánh "khủng" đến thế nào.

-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Vì mỗi bánh cần đến 6 chiếc lá dong nên người gấp lá cũng phải tỉ mỉ để khi gói được nhanh và gọn.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Mỗi chiếc bánh cần 1 đến 1,7 lạng thịt lợn.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Gia đình anh Trọng làm nhân bánh bằng thị lợn nái. Thịt lợn nái vừa an toàn vừa cho nhân bánh có vị đặc thù riêng mà khó có loại nào ngon bằng. Anh cho biết: "Trong làng chỉ duy nhất nhà tôi có thịt lợn nái để làm bánh".
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Sau khi được ướp bột canh và một lượng lớn hạt tiêu bắc thì những người làm bánh xếp nhân bánh. Mỗi chiếc bánh được xếp2 miếng thịt mỡ và 1 miếng thị nạc.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Đỗ xanh không vỏ được đồ lên cho nhuyễn.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Để có những chiếc bánh chưng ngon, thơm thì gạo nếp cũng phải là loại đặc biệt. Trước khi gói bắt buộc phải ngâm gạo trong nước 1 giờ, sau khi ngâm xong đến công đoạn trộn muối. Anh Trọng cho biết: "Hầu hết gạo nếp được nhập về từ Nam Định hoặc Điện Biên".
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Công việc nắm nhân gồm thịt và đỗ xanh được chị Hòa thực hiện nhuần nhuyễn.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Thịt nạc được đặt vào giữa, để bánh chưng ngậy và ngon thì thịt mỡ không thể thiếu trong mỗi chiếc bánh
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Khối lượng của nhân mỗi chiếc bánh lên đến 3 lạng.

Mỗi giờ chị vợ anh Trọng gói gói được 180 chiếc bánh.
-18806/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Một mình chị gói 3 người buộc lạt mới đuổi kịp. Gần 10 năm nay, năm nào chị cũng tự tay gói bánh.

Mỗi bánh cần 4 chiếc lạt, công đoạn này cũng đòi hỏi sự tỉ mỉ, cẩn thận bởi lạt buộc đẹp mới mang lại thẩm mỹ cao cho chiếc bánh chưng.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Mặc dù quanh năm suốt tháng làm bạn với công việc vất vả này nhưng những người phụ nữ này luôn cảm thấy yêu nghề.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Cứ dịp tết gia đình chị lại thuê thêm lao động thời vụ đến phụ giúp.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Hàng trăm chiếc bánh được gói trong vòng 1 giờ đồng hồ.
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Năm nay, nhiều gia đình sắm nồi áp suất để luộc cho tiện và nhanh, vì luộc bằng những chiếc nồi áp suất này thời gian luộc sẽ mất 6 giờ đồng hồ. Tuy nhiên để có được điều này các gia đình phải đầu tư cả mấy chục triệu vào việc mua nồi áp suất, nối điện 3 pha...
-d8ba6/can-canh-mot-ca-lam-banh-chung-tranh-khuc-nuc-tieng-lau-nay.jpg)
Những người đàn ông Tranh Khúc hầu hết đảm nhiệm công việc trông nom nồi bánh và đi giao hàng. Những ngày Tết thì họ gần như thức trắng cả đêm cùng những nồi bánh này.

Những chiếc bánh chưng Tết đầu tiên ra lò.
Hiện nay, nhiều gia đình ký kết với các gian hàng thực phẩm sạch phân phối đến tận tay người tiêu dùng. Để làm được những chiếc bánh chưng này, người dân Tranh Khúc đặc biệt là những người phụ nữ phải vất vả, quên ăn quên ngủ cả tháng trời...