Các nhà nghiên cứu vừa báo cáo rằng, một phụ nữ được gọi là "bệnh nhân New York" đã được ghép tế bào gốc để chữa HIV 6 năm trước và hiện tại đã không còn virus và không phải dùng thuốc điều trị HIV trong gần 30 tháng.
Dường như không còn là tin tức quá mới mẻ nữa, thế giới đang ngày càng có nhiều người bệnh HIV được chữa khỏi. Và trong những năm gần đây, tần suất họ xuất hiện ngày càng lớn, chứng tỏ trình độ y học của chúng ta đang ngày một phát triển.
Người phụ nữ Argentina này từng bị chẩn đoán mắc HIV 8 năm trước, song hệ miễn dịch của cô đã đào thải sạch virus gây bệnh mặc dù không hề dùng thuốc điều trị.
Anh là Adam Castillejo, người không chỉ chiến thắng căn bệnh HIV mà còn cả bệnh ung thư bạch cầu nữa. Câu chuyện của người đàn ông này thực sự là một nguồn cảm hứng lớn.
Ai cũng có quyền yêu và sống, tất nhiên không loại trừ người có HIV. Nhưng sự thực khó khăn với người có H chưa bao giờ vơi đi, không phải vì bệnh tật, không phải vì sức khỏe đi xuống mà vì những ánh nhìn kỳ thị…
Trong nỗ lực giảm bớt sự kỳ thị của những người sống với virus HIV, lần đầu tiên trên thế giới, New Zealand ra mắt ngân hàng nhận tinh trùng của người nhiễm HIV.
Một em bé đã ôm ghì lấy anh Phong mà thổ lộ: "Con không có ba, con muốn có một người ba như chú Phong lắm". Nửa đêm, có người gọi bác sĩ Thủ xin một chiếc hòm cho bệnh nhân vừa qua đời. Với tình yêu không phán xét, không toan tính và sự thấu cảm, hai người đã trở thành thủ lĩnh tinh thần của người có H như vậy đó.
Nửa thế kỷ trôi qua kể từ khi trường hợp tử vong liên quan tới HIV đầu tiên được ghi nhận và 2 bệnh nhân được chữa khỏi. Điều này có ý nghĩa gì với 37 triệu người vẫn còn sống chung với căn bệnh?