Chỉ còn 10 ngày nữa là kết thúc thời gian đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học năm 2022. Theo các chuyên gia tuyển sinh, để đăng ký và đạt được nguyện vọng như mong muốn, thí sinh cũng cần phải có “chiến thuật”.
Theo ghi nhận từ các trường đại học, đến thời điểm hiện tại, nhiều thí sinh vẫn còn mơ hồ về điểm sàn, điểm chuẩn và hiểu chưa đúng về trúng tuyển sớm có điều kiện hoặc cách đăng ký nguyện vọng xét tuyển, sắp xếp nguyện vọng ra sao để tăng cơ hội trúng tuyển…
Từ ngày 22/7 đến 20/8, thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đại học (ĐH) lên hệ thống tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Năm nay có một số điều chỉnh nên nếu thí sinh không lưu ý các điểm mới này thì dễ mất cơ hội trúng tuyển.
Một trong những điều chỉnh quan trọng trong tuyển sinh đại học năm 2022 là Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) sẽ lọc ảo chung tất cả phương thức xét tuyển. Trong bối cảnh “bùng nổ” các phương thức tuyển sinh như hiện nay, giải pháp này được đánh giá là khả thi nhất để có thể khắc phục, giảm thiểu được tình trạng thí sinh ảo, vốn là vấn đề “đau đầu” của các trường.
Theo các chuyên gia, mùa tuyển sinh đại học 2022 thí sinh nên cân nhắc các điều kiện cần và đủ khi đăng ký ngành học, không nên chỉ nhìn vào sức hot của ngành và của trường mà cần nhìn thẳng vào khả năng của mình.
Trước mùa tuyển sinh 2022, rất nhiều thí sinh quan tâm học các trường đào tạo lĩnh vực khoa học xã hội, đặc biệt là ngành Lịch sử, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp sẽ như thế nào?
Nếu không có sự trợ giúp của điểm ưu tiên, năm nay thí sinh đạt 3 điểm 10 vẫn không có cơ hội trúng tuyển một số ngành. Phải chăng cánh cửa xét tuyển sinh đại học bằng điểm thi tốt nghiệp THPT ngày càng hẹp với thí sinh?