
Sau nhiều tháng khởi động và thực hiện, Top 5 trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam tại Miss Universe - Hoa hậu hoàn vũ 2016 vừa được công bố cách đây không lâu. Trải qua quá trình chọn lọc, đánh giá và lắng nghe phần thuyết trình từ các thí sinh, thiết kế chiến thắng dựa trên tổng điểm chia đều từ ban giám khảo, Á hậu Lệ Hằng và bình chọn của khán giả.

Kết quả, mẫu thiết kế được chọn trở thành "Trang phục dân tộc" chính thức của Á hậu Lệ Hằng tại Miss Universe 2016 chính là "Nàng Mây" của thí sinh Thái Trung Tín.

Bộ trang phục "Nàng Mây" lấy ý tưởng "Cái đẹp bắt nguồn tự sự giản dị" và từ những chất liệu dân gian, quen thuộc về làng nghề truyền thống đan lát mây tre lá. .

Những chiếc Lờ bắt cá có dáng dấp như bông lúa, được kết lại, những chiếc lờ tạo hình thành bông hoa sen khắc họa được hình ảnh một đất nước nông lâm ngư nghiệp với bản sắc văn hóa, phong tục khó trộn lẫn với bất kỳ quốc gia nào trong khu vực.

Nghệ thuật đan lát thể hiện qua trang phục chứng minh cho tiềm năng cải thiện, phát triển đột phá về mọi mặt của những nghề thủ công truyền thống lâu đời Việt Nam

Để hoàn thành tác phẩm này, nhà thiết kế gặp không ít khó khăn trong mọi công đoạn thực hiện. Đặc biệt là khâu tính toán kết cấu trang phục sao cho từng mảnh ghép nhỏ trùng khớp, vừa khít với nhau và chất liệu Mây Tre thật sự toát ra được nét đẹp riêng biệt, đặc sắc.

Suốt quá trình, Trung Tín phải liên tục đi đến các địa điểm như: Hóc Môn, Bình Dương để thực hiện đan kết sản phẩm như hình dáng, kích thước mong muốn.

Dừng bước ở vị trí thứ 2 trong hành trình tuyển chọn trang phục dân tộc cho đại diện Việt Nam là thiết kế "Hồn Việt" của thí sinh Nguyễn Hữu Bình. Tác phẩm dựa trên hình ảnh chiếc nón lá bài thơ của xứ Huế. Phần cánh của bộ trang phục được phóng tác từ hình ảnh Trống Đồng như một niềm tự hào của dòng chảy lịch sử, sự chuyển tiếp, giao thoa giữa giá trị cổ xưa và nay.

Một thiết kế khác mang tên "Mẫu nghi" của Thái Trung Tín cũng lọt vào Top 5

Thiêt kế của thí sinh Phạm Lâm Mỹ lấy ý tưởng chính từ Phụng bào Cung đình Huế và nghệ thuật khảm sành sứ. Và cuối cùng là "Mẫu Nghi" - một thiết kế khác của Thái Trung Tín.


Thiết kế "Vũ điệu phượng hoàng"