Đam mê là một trong hai bộ phim Việt được chọn tham dự LHP Quốc tế Hà Nội năm nay. Nhưng sau khi phim được công chiếu, nhiều khán giả đặt nghi ngờ rằng liệu phim có đủ khả năng đại diện cho điện ảnh Việt tham dự một LHP có sự góp mặt của nhiều nền điện ảnh phát triển ở châu Á. Tất cả có lẽ sẽ ngã ngũ sau đêm bế mạc LHP Quốc tế HN sắp diễn ra vào tối nay.
Dù có thông điệp khá rõ ràng, nhưng kịch bản phim không chặt chẽ cùng diễn xuất thiếu thuyết phục của các diễn viên đã khiến Đam mê không được như mong đợi.
Sau cuộc gặp gỡ với cựu người mẫu Kim Kim ở rừng, ông Tư Dược tìm mọi cách đưa cô gái này về nhà để giúp con gái mình được “mở mắt” về mặt trái của nghề người mẫu. Theo bộ phim kể lại, cô người mẫu Kim Kim từng bị chơi xấu khi đang biểu diễn trên sân khấu đến mức bị thọt chân. Từ đó, cô lui về ở ẩn trong rừng.
Ngoài ra, khi nói về những tên tuổi lừng lẫy trong nghề người mẫu một thời, bộ phim cũng để cho nhân vật Kim Kim chua chát: “Bảo Hoa tự sát bên Mỹ; Kiều Hạnh, Mỹ Hoàng ngơ ngác trong viện tâm thần; Lam Kiều thì vật vờ trong trại cai nghiện - toàn những tên tuổi lẫy lừng làng thời trang bao năm qua”. Tóm lại, Đam mê thể hiện thấy rõ cái giá phải trả cho nghề “phù phiếm, đi ra đi vào uốn éo hở hang chỉ phục vụ thị hiếu tầm thường” (lời nhân vật Tư Dược) là khá đắt. Tuy vậy, nhân vật của Kim Khánh lúc nào cũng triết lý về nghề người mẫu đích thực, về vẻ đẹp thăng hoa, về đam mê…
Không chỉ có cô người mẫu Kim Kim, dường như tất cả mọi nhân vật trong Đam mê chỉ cần mở miệng nói một câu cũng sặc mùi triết lý nặng nề, mà đôi khi thành… sai. Ví dụ như khi cô con gái út Nhã Lâm bị bố tịch thu điện thoại để khỏi quay lại thế giới người mẫu, cô gào lên: “Bây giờ còn cấm cả tự do ngôn luận nữa sao”(!?).
Tính cách nhân vật và các tình tiết trong phim không thật sự thống nhất. Cô con gái út của ông Tư Dược vốn thần tượng người mẫu Kim Kim từ lâu, nhưng sau khi gặp được thần tượng và được nghe về vụ tai nạn nghề nghiệp, ngay lập tức cô bị ám ảnh đến mức suốt ngày gặp ác mộng, sau đó lại bị chứng hoang tưởng, bị tự kỷ. Anh trai của cô – Hoàng (Hứa Vĩ Văn) sau khi hút mật gấu không thành, bị gấu đuổi theo tấn công (một chuyện vốn rất vô lý), đứa con trong bụng vợ cũng bị chết… thì hóa điên hóa dại.
Ông Tư Dược tuyên ngôn rằng nuôi hổ là đam mê cả đời của ông, nhưng đến cuối phim, ông lại thả hết đàn hổ về rừng. Khi có con còn chưa chịu đi, ông triết lý… với hổ: “Đi đi con. Không chống được quy luật đâu con ạ”.
Khi xem đến đây, có lẽ khán giả đã bị “ép” cho phải hiểu rằng rằng thông điệp của bộ phim là… ai cũng phải trả giá cho đam mê của mình, hoặc ai cũng phải trả giá khi đã dùng thủ đoạn để ngăn cản người khác thực hiện đam mê.
Ngoài bối cảnh của quanh quẩn trong trang trại nuôi hổ, nuôi gấu và căn nhà gỗ siêu sang của ông Tư Dược, phần hình ảnh của phim cũng khá đẹp, dàn diễn viên ngoại hình long lanh, bộ phim cũng tặng thêm cho khán giả một đoạn ca vọng cổ khá… sến súa của ông Tư Dược ở phần kết khi ông bị phát hiện đã lừa dối cả gia đình về cái chết của vợ. Có lẽ đoạn ca hát này của nhân vật nhằm thể hiện sự cô đơn, tuyệt vọng… nhưng cách thể hiện làm người xem khó có thể đồng cảm.
Có rất nhiều điều trong bộ phim không hề ổn, như ở rất nhiều các bộ phim Việt không thành công trước đó: nhân vật diễn không tới dù có ngoại hình đẹp, kịch bản không chặt, câu chuyện không mới, thoại giả tạo, kém hấp dẫn... Có nhiều ý kiến cho rằng Đam mê chiếu trong nước đã thấy buồn cười, đại diện cho Việt Nam đi thi LHP Quốc tế thì lại càng lạ kỳ hơn.
Không chỉ có cô người mẫu Kim Kim, dường như tất cả mọi nhân vật trong Đam mê chỉ cần mở miệng nói một câu cũng sặc mùi triết lý nặng nề, mà đôi khi thành… sai. Ví dụ như khi cô con gái út Nhã Lâm bị bố tịch thu điện thoại để khỏi quay lại thế giới người mẫu, cô gào lên: “Bây giờ còn cấm cả tự do ngôn luận nữa sao”(!?).
Tính cách nhân vật và các tình tiết trong phim không thật sự thống nhất. Cô con gái út của ông Tư Dược vốn thần tượng người mẫu Kim Kim từ lâu, nhưng sau khi gặp được thần tượng và được nghe về vụ tai nạn nghề nghiệp, ngay lập tức cô bị ám ảnh đến mức suốt ngày gặp ác mộng, sau đó lại bị chứng hoang tưởng, bị tự kỷ. Anh trai của cô – Hoàng (Hứa Vĩ Văn) sau khi hút mật gấu không thành, bị gấu đuổi theo tấn công (một chuyện vốn rất vô lý), đứa con trong bụng vợ cũng bị chết… thì hóa điên hóa dại.
Khi xem đến đây, có lẽ khán giả đã bị “ép” cho phải hiểu rằng rằng thông điệp của bộ phim là… ai cũng phải trả giá cho đam mê của mình, hoặc ai cũng phải trả giá khi đã dùng thủ đoạn để ngăn cản người khác thực hiện đam mê.
Ngoài bối cảnh của quanh quẩn trong trang trại nuôi hổ, nuôi gấu và căn nhà gỗ siêu sang của ông Tư Dược, phần hình ảnh của phim cũng khá đẹp, dàn diễn viên ngoại hình long lanh, bộ phim cũng tặng thêm cho khán giả một đoạn ca vọng cổ khá… sến súa của ông Tư Dược ở phần kết khi ông bị phát hiện đã lừa dối cả gia đình về cái chết của vợ. Có lẽ đoạn ca hát này của nhân vật nhằm thể hiện sự cô đơn, tuyệt vọng… nhưng cách thể hiện làm người xem khó có thể đồng cảm.
Có rất nhiều điều trong bộ phim không hề ổn, như ở rất nhiều các bộ phim Việt không thành công trước đó: nhân vật diễn không tới dù có ngoại hình đẹp, kịch bản không chặt, câu chuyện không mới, thoại giả tạo, kém hấp dẫn... Có nhiều ý kiến cho rằng Đam mê chiếu trong nước đã thấy buồn cười, đại diện cho Việt Nam đi thi LHP Quốc tế thì lại càng lạ kỳ hơn.