“Bão” COVID-19 không chỉ “cuốn” công ăn, việc làm của nhiều người lao động mà mái nhà trọ cũng bị kéo phăng theo dịch. Những chỗ ngủ thuê dần trở thành nơi đi về quen thuộc hằng đêm của dân lao động tứ xứ ở đất Sài thành.
Đất chật, người đông, bài toán dân số này được Hong Kong giải quyết bằng những tòa nhà chọc trời dày đặc. Vấn đề nằm ở chỗ, bên trong những tòa nhà khổng lồ và kỳ vĩ ấy không phải là thế giới đáng mơ ước.
Bún cá Hương Thủy sẽ luôn là nơi tôi "chỉ dẫn" cho bạn bè mỗi khi muốn trải nghiệm ẩm thực đêm tại Hà Nội. Đối với tôi một quán ăn yêu thích phải là một quán ăn ngon và tạo cho thực khách một không khí dễ chịu và thoải mái khi dùng bữa, không phân biệt bình dân hay nhà hàng sang trọng.
Hơn 20 năm qua, kể từ ngày chị mở cái quán cơm trưa bình dân này thì hơn 90% là phục vụ cho dân lao động nghèo. Từ phụ hồ, bán vé số cho tới những người buôn gánh bán bưng, chắt chiu từng đồng lẻ một. Chị hiểu nên cứ vậy mà chị thương, thương như một người thân của chính mình.
Ăn cùng nhau, sống cùng nhau thậm chí ngủ cùng nhau nhưng chuyện "yêu" thì phải nhịn, nhiều hôm đánh liều chờ mọi người đi làm hết mới dám "hành động", còn không thì ngậm ngùi bỏ ra ngoài thuê nhà nghỉ... Đó là nỗi niềm của nhiều cặp vợ chồng sinh sống tại biệt thự triệu đô.
Cái tên "xóm nước đen" do chính người dân trong xóm tự đặt, với ý nghĩa riêng chỉ họ mới hiểu, chứ chẳng phải do nguồn nước ở đó ô nhiễm. Mà không chỉ vậy, cư dân của xóm chẳng hiểu vì sao lại toàn là phụ nữ cô đơn...
Giữa cái nắng gay gắt của Sài Gòn, bà Út vẫn lầm lũi nhấc từng bước chân khó nhọc đi khắp các con hẻm thuộc phường 10, quận Tân Bình nhặt nhạnh những thứ còn sót lại trong đống rác thải để bán lấy tiền nuôi đứa cháu mồ côi...
"Nhà tui ăn bánh mì Bảy Hổ tới nay là ba đời rồi đó nghen. Ba tui ổng ghiền lắm, 82 tuổi rồi còn mê bánh mì, ăn hoài mà không sợ ngán... Ổng nói phải tranh thủ ăn chớ không ít bữa nữa chết, rồi kiếp sau quên hết mùi vị".