Từ lâu, nhiều loại thực phẩm luôn có tên gọi khác nhau giữa 3 miền. Đó là chưa kể từng tỉnh thành, từng địa phương lại phân ra thêm nhiều cách gọi riêng biệt. Đó cũng là lý do gây ra không ít sự nhầm lẫn hi hữu, đặc biệt khi ta đi du lịch nơi khác.
Mới đây, trên Facebook cũng xuất hiện câu chuyện "vui vẻ hông quạu" liên quan đến cách gọi tên ấy. Theo đó, chàng trai chụp bức ảnh lon nước dừa mình đang uống rồi viết caption tỏ ra đầy hoang mang. Trên vỏ lon ghi đúng 1 dòng chữ "nước dừa có thịt".

Nước dừa "có thịt" - chỉ một dòng chữ mà khiến nhiều người "phát lú" (Nguồn: Đỗ Quang Huy / Không Sợ Chó)
Dưới phần bình luận, nhiều người giải thích cho thanh niên kia "thịt" ở đây có nghĩa là phần ăn được của quả dừa, có màu trắng, vị béo bùi, còn được gọi là cùi dừa hay cái dừa. Người miền Bắc từ lâu đã quen gọi phần ăn được của trái cây là "thịt" quả. Trong khi đó, người miền Nam thường dùng từ cơm/ cùi/ ruột/ cái để nhắc đến phần ăn được của trái cây chứ hiếm khi kêu là thịt.
Trong miền Nam, ai cũng quá quen với các định nghĩa như cơm dừa, cơm sầu riêng… Thường thì từ này dùng để chỉ những quả có phần thịt ngọt, vị béo bùi mà thôi.

Trong khi đó, người miền Nam từ lâu đã quen gọi đây là cơm dừa
Đọc một vài bình luận của dân mạng để lại dưới bài đăng, dễ thấy ngay sự khác biệt trong cách gọi cơm/ thịt dừa:
- "Ý nhà sản xuất là phần cùi dừa màu trắng á mọi người!"
- "Ban đầu đọc mình cũng tưởng là nước dừa có bỏ… thịt lợn, thịt bò, thịt gà gì đấy!"
- "Cũng tương tự như nước dừa có cơm thôi, người miền Bắc bọn mình sẽ hiểu lầm ngay là có… hạt cơm!"
- "Nhìn rất là nước dừa nhưng thực chất lại là… thịt kho nước dừa hả?"
- "Ngôn ngữ vùng miền quả là thú vị quá mà!"


Nhiều sản phẩm nước dừa đóng lon khác cũng sử dụng từ "thịt" nè!

Nước cam có "tép" khiến nhiều người liên tưởng đến... con tép?!
Nguồn: Facebook