Tuy nhiên, tình trạng cơ thể thiếu vitamin A trong dân cư vẫn còn cao, đặc biệt ở phụ nữ và trẻ em. Trao đổi về vấn đề này, TS-BS Trần Minh Hạnh - Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng TTDD TP.HCM cho biết:
Nguyên nhân thiếu vitamin A
Trong khẩu phần ăn, vitamin A tồn tại dưới hai dạng retinol và caroten. Retinol chỉ có trong thức ăn nguồn động vật, các caroten có trong nguồn gốc thực vật như các loại rau có lá màu xanh thẫm và các loại củ, quả màu vàng. Một chế độ ăn nghèo nàn, ít thức ăn động vật, quá ít dầu mỡ, các loại rau xanh, trái cây… là nguyên nhân chính gây thiếu vitamin A.
Do vitamin A và các caroten không bền vững với nhiệt độ và ánh sáng nên cách bảo quản và chế biến không đúng sẽ làm mất vitamin A trong khẩu phần.
Với trẻ bú sữa mẹ, nếu sữa mẹ thiếu vitamin A cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vitamin A ở trẻ.
![]() |
Ảnh: Internet |
Vitamin A và tiền vitamin A (beta - caroten) rất dễ bị oxy hóa, nhất là khi có ánh sáng. Vì vậy, những thực phẩm tươi phải được đặt trong túi kín, để nơi mát mẻ, tránh để lâu, ngay cả khi để trong tủ lạnh.
Khi đun nấu, nhiệt độ càng cao, thời gian đun nấu càng lâu thì khả năng vitamin A bị hủy càng lớn. Tốt nhất, chỉ nên hấp chín thực phẩm để giữ được nhiều vitamin A. Khi nấu cần đậy nắp để tránh mất vitamin.
Hậu quả
Lưu ý: Tiền vitamin A là caroten có nhiều trong rau quả màu xanh đậm và vàng (rau muống, rau dền, mồng tơi, rau đay, cà rốt, bông cải xanh, gấc…). Khi vào cơ thể, caroten sẽ chuyển hóa thành vitamin A. Nên ăn đa dạng, đầy đủ các loại thực phẩm.
Đối với trẻ sơ sinh, sữa mẹ là nguồn cung cấp vitamin A chủ yếu. Vì vậy, cần đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn của phụ nữ mang thai và bà mẹ cho con bú.
Theo PNO