

Sâu trong lòng bãi là những túp lều nho nhỏ, nhưng rợp bóng cây xanh hoa hoa trái của những người "nhà quê" thuê đất làm nông dân ở thành phố.
Gia đình chú Vụ, cô Tấn, cũng như nhiều cư dân khác ở xóm ngụ cư này, từ Hưng Yên lên bãi giữa thuê đất làm nông nghiệp. “Ở quanh đây, một vạt là Hưng Yên, một vạt khác là Phú Thọ, trên trên kia nữa thì có người ở Hà Tây (cũ), đủ cả, cứ dắt díu nhau lên đây thuê đất, dựng lều mà trồng trọt thôi. Có nhà trồng ngô, chuối, rau màu, có nhà chỉ ưa trồng ngưu bàng (một vị thuốc Bắc, thuốc Nam), cũng có người trồng cây ăn quả như ổi lê, nhãn, ít nhà chăn thêm con gà con vịt cho có đồng ra đồng vào, đủ hết, chả khác gì ở quê” – vừa ngồi vặt đám rau sam và cỏ dại đang lấn đất của luống rau cải, chú Vụ vừa kể.

Ở quê Hưng Yên, gia đình cô chú cũng có đất, nhưng cứ chắp và mỗi nơi mỗi mảnh, lại không màu mỡ, thế là, đất ở quê cho người khác thuê lại, theo chân hàng xóm, họ dắt nhau lên bãi giữa này thuê đất nông nghiệp để tiếp tục làm nông. Hai cô con gái sinh năm 1991 và 1995 đã đi lấy chồng ở nơi khác, còn cậu trưởng 1987 lấy vợ, sinh con, cũng cùng cha mẹ ở đây, trồng chuối, trồng rau màu, mùa nào thức nấy, gánh lên bán ở chợ và những con đường đi ngang phố cổ.

Cô Tấn và chú Vụ đã bỏ quê lên bám trụ đất bãi giữa sông Hồng 25 năm nay, sống nhờ mấy mẫu chuối lá và rau sạch.
Tùng Lâm (6 tuổi) và Như Ý (4 tuổi) là những đứa trẻ hiếm hoi ở khu “ốc
đảo xanh”, chẳng phải vì ở đây hiếm người, mà bởi nơi này hiếm người trẻ
còn thích gắn bó với đất đai, với vườn tược như bố mẹ các bé. Chân đất,
đầu trần, lũ trẻ đang trong đợt nghỉ hè tha hồ chạy chơi, tự bày trò
với nhau cho hết ngày, trong khi ông bà, bố mẹ cật lực làm cỏ trên những
luống rau, đánh chuối ra trồng ở đất mới hay cải tạo đất… Da đứa nào
cũng nâu bóng màu bánh mật vì dang nắng, người ngợm chắc nịch vì chạy
nhảy suốt ngày, hoặc lăng xăng giúp ông bà bắt sâu, nhổ cỏ.

Bé Như Ý đang học mẫu giáo, đang nghỉ hè nên lăng xăng ngoài đồng cả ngày với lũ trẻ hàng xóm, thi thoảng nhớ mẹ, cô bé lại nhào vào làm nũng một tí.

Hai anh em Tùng Lâm, Như Ý là những công dân hiếm hoi thuộc thế hệ thứ ba của "ốc đảo xanh".
Những
em bé lớn lên trên bãi giữa như Tùng Lâm, Như Ý cũng được đi học trên
phố, có đứa năm nay lên lớp 3 như bé Liên hàng xóm đã nói tiếng Anh như
gió, tự tin giao tiếp với những người Tây thi thoảng xuống bãi chơi,
nhưng không giống trẻ con ở phố, chúng xa lạ với điều hòa nhiệt độ, tủ
lạnh hay các thiết bị công nghệ. Một phần bởi chúng tự chơi với nhau,
với những cỏ cây sẵn có trong “vườn nhà”, phần khác bởi dưới bãi chẳng
có điện lưới, tất cả nguồn điện phụ thuộc vào những tấm pin năng lượng
mặt trời, chỉ đủ để thắp đèn, chạy quạt điện và ti vi, nhà nào “oai” lắm
thì có thêm đầu thu kỹ thuật số, nhưng cũng chả mấy ai có thời gian
xem.

Bé Như Ý đang học mẫu giáo, đang nghỉ hè nên lăng xăng ngoài đồng cả ngày với lũ trẻ hàng xóm, thi thoảng nhớ mẹ, cô bé lại nhào vào làm nũng một tí.

Hai anh em Tùng Lâm, Như Ý là những công dân hiếm hoi thuộc thế hệ thứ ba của "ốc đảo xanh".



Còn nước? Bọn trẻ, cũng như những thành viên khác trong gia
đình, làm quen với việc dùng nước giếng khoan lọc trong thùng phuy để
rửa tay chân, tắm táp, tưới cây; nước ăn và uống thì dùng nước tinh
khiết mua bình, cứ 15.000 đồng/bình 18 lít, được người ta chở từ trên
phố xuống bán.

Nhà nào ở "ốc đảo xanh" cũng trữ những thùng nước giếng khoan lọc để sinh hoạt hằng ngày.

Nguồn nước này cũng được tận dụng để tưới cây và rửa nông cụ.

Nước ăn và uống thì đã có nước đóng bình cho an toàn.
Những hôm không đi học, chúng cũng ăn bữa tối, bữa trưa
muộn như cả nhà, việc ăn trưa lúc 1 giờ chiều, ăn tối lúc 8 giờ là
chuyện thường, vì người lớn, 3 giờ sáng đã phải dậy hái rau, chặt chuối
cho kịp đem ra chợ bán lúc 6 giờ, rồi trưa mới tất tả chợ búa, cơm nước.
Đến chiều, họ lại phơi lưng ngoài đồng làm cỏ, cuốc đất cho đến tối
mịt, không thấy mặt người, đèn pin treo trên đầu cũng không soi rõ lũ
sâu nữa, cả nhà mới nghỉ, lục tục cơm nước, tắm táp rồi đi ngủ sớm.

Nhà nào ở "ốc đảo xanh" cũng trữ những thùng nước giếng khoan lọc để sinh hoạt hằng ngày.

Nguồn nước này cũng được tận dụng để tưới cây và rửa nông cụ.

Nước ăn và uống thì đã có nước đóng bình cho an toàn.

Túp lều xềnh xoàng này là tổ ấm của gia đình chú Vụ, cô Tấn. Gia đình anh Tuân, chị Lơ (bố mẹ bé Lâm, bé Ý) được ra riêng ở một túp lều khác gần đấy.

Dựng mỗi túp lều, tùy điều kiện kinh tế của các gia đình, tốn khoảng 5 - 7 triệu cho đến vài chục triệu.

Ở bãi giữa không có đường lưới điện, nhà nào cũng phải sắm một tấm pin năng lượng mặt trời để có điện sinh hoạt.
Chị Lơ (mẹ hai bé Lâm và Ý) bảo, ở xóm này, chẳng ai có thời gian sang nhà nhau cà kê chuyện trò, vì ai cũng mải làm, cũng không mấy khi về quê, trừ khi có việc thật sự quan trọng. Ngay như chị, hồi ở cữ hai đứa nhỏ, về quê chỉ quanh quẩn ít ngày đã chán, lại lên.

Lên thành phố đã lâu, nhưng vẫn gắn chặt với đất, với việc làm nông, những phụ nữ như chị Lơ chẳng có thời gian chơi hay nghĩ đến việc nghỉ ngơi.

Thi thoảng, khách trên phố lại xuống tận lều mua rau, mua chuối, khiến cô Tấn thêm phần bận rộn.
Chuyện ngặt nghèo điện, nước hay những túp lều nho nhỏ chẳng có
tiện nghi gì ngoài tivi, quạt điện, cái bếp ga và tấm pin năng lượng mặt
trời, với gia đình này, chẳng có gì đáng ngại, vì cũng như hàng trăm
gia đình khác, họ đã quen. Chú Vụ nhẩm tính, với khoảng 30 triệu/năm
tiền thuê 3 mẫu ruộng, tiền thuê nhà không mất, chỉ cần chăm chỉ làm
lụng, họ vẫn sống ổn hơn nhiều so với về quê, vẫn đủ tiền ăn cho gia
đình, tiền học cho bọn trẻ và dành dụm được chút đỉnh.

“Chúng tôi ở đây cũng mong có đường điện, có nước máy dùng lắm, mình người lớn chả sao, có thương bọn trẻ con này này. Trộm vía, đẻ ra, lớn lên ở đất bãi này, chắc nhờ cây cối và hơi đất, cả mấy đứa trong xóm đều rắn rỏi, cứng cáp hơn hẳn bọn trẻ con trong phố. Mà tính ra, không có đường điện, không sẵn nước máy đâm ra lại hay ấy, vì nếu có, người ở phố sẽ tràn xuống đây mua đất ngay. Người ở phố mà xuống đây mua đất làm vườn, chắc chỉ để chơi chơi, nuôi mấy con gà vịt làm cảnh đèm đẹp để cuối tuần sang ngắm cho sướng mắt thôi, chứ không phải làm nông thực chất như chúng tôi. Cơ mà họ mà mua được thì mấy chục triệu của mình xá gì. Kể cũng may, nhỉ, cái bãi này cứ như thời nguyên thủy thế này, chính ra lại hay!” – nghỉ tay giữa hiệp làm cỏ, trong khi trời tắt nắng dần, chú Vụ tính toán rất hồn nhiên như thế.

Buổi chiều ập xuống trên những luống rau, nhưng đó mới là giờ nghỉ "giữa hiệp" của những nông dân chăm chỉ ở bên kia phố xá...