Rất nhiều người dân sinh sống quanh đình Quán Giá bao đời nay luôn tự hào bởi có đến 3 cây sưa có giá trị và đây cũng được xem là một trong những điểm nhấn của di tích thuộc cấp Quốc gia.

Nhiều năm nay 3 cây sưa tại đình Quán giá được bảo vệ chặt chẽ.
Chính vì vậy, việc ngôi đình cổ kính sau khi được công nhận là di tích cấp Quốc gia thì với nhiều người dân nơi này quần thể di tích lại trở nên thiêng liêng và luôn được người dân bảo vệ, giữ gìn. Tuy nhiên, cách đây khoảng 10 năm khi gỗ sưa bắt đầu có giá trị và được nhiều thương lái trong và ngoài nước săn lùng thì người dân nơi này lại dấy lên nỗi lo sợ bị trộm.
Theo người dân tại đây cho hay, năm 2010 đã xuất hiện 1 đối tượng đến trộm gỗ sưa và bị người dân phát hiện. Sau vụ trộm, ít năm sau lực lượng công an xã đã lập chốt bảo vệ nằm ở góc khuôn viên khu di tích để canh gác ngày đêm.

Nhiều cụ cao niên trong làng cho biết, từ nhỏ đã thấy xuất hiện những cây sưa này.
Trong số 3 cây sưa hiện có một cây rất xanh tốt, tán cây xum xuê, hai cây còn lại một cây bị gãy một cành, dưới gốc trước đây bị mục ruỗng nên trẻ nhỏ trong làng vun cành cây khô đốt. Cách đây không lâu người dân trong làng phải nhét gạch vào bên trong xây bịt lỗ hổng dưới gốc cây tránh mối mọt, còn cây nữa thì bị trộm cắt mất cành trong đêm mưa gió.
Bà Nguyễn Thị Ánh (gần 80 tuổi) là cao niên trong làng cho biết, từ xa xưa bà đã có tuổi thơ bên những cây sưa quý này: "Hội làng hằng năm đều được tổ chức ở Đình Quán Giá. Nơi đây diễn ra nhiều trò chơi dân gian rất vui. Trước đây cây sưa được trồng nhiều ở đình làng. Tuy nhiên, sau nhiều cây bị chặt bỏ. Hồi đó cây sưa cũng như các cây bình thường khác, không ai quan tâm. Chỉ vài năm trở lại đây sưa mới sốt như vậy".
Thời điểm sốt gỗ sữa, thương lái đã từng trả giá trên 60 tỷ đồng cho một cây to nhất. Tuy nhiên, việc mua bán không được thực hiện do chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Câu sưa to nhất phải đến 2 người ôm mới xuể.

Trải qua bao nắng mưa cây sưa là minh chứng cho sự kiên cường tại đây.

Thân vỏ xù xì của cây sưa.

Người dân phải nhét gạch vào những hốc cây.

Một cây sưa khác nhỏ hơn.

Theo người dân, sau lần bị trộm hụt 3 cây sưa đã được bảo vệ nghiêm ngặt.

Hiện nay không ai có thể xâm phạm được 3 cây sưa.

Theo người dân địa phương, thời điểm sốt gỗ sưa, thương lái đã từng trả giá trên 60 tỷ đồng cho một cây to nhất. Tuy nhiên, việc mua bán không được thực hiện do chưa có sự đồng ý của cơ quan chức năng.

Theo người dân khoảng 10 năm trở lại đây, gỗ sưa được coi như báu vật, giá bán đắt hơn vàng ròng.

Sưa lớn, sưa bé đều được thương lái lùng mua ráo riết. Loại lõi nhỏ có giá bán 3-5 trăm ngàn đồng/kg, loại lâu năm có giá 40-50 triệu đồng/kg.