Năm nào cũng vậy, đến ngày 23 âm lịch là người dân đổ xô ra các hồ nước để thả cá chép, cúng ông Công ông Táo. Thay vì nhẹ nhàng thả cá xuống hồ, thì một số người do 'ngại' nên ném từ trên bờ xuống làm không ít những con cá bị ngất hoặc chết ngay sau đó.
Thả cá chép
Cũng trong sáng nay, rất nhiều công nhân vệ sinh được huy động để túc trực vớt rác mỗi khi xuất hiện.
Theo chia sẻ của chị T. (ở khu vực Linh Đàm, quận Hoàng Mai) sáng nay, các công nhân được điều động đi làm từ rất sớm.
"Năm nào cũng vậy, biết trước được thói quen của người dân rồi nên chúng tôi được chỉ đạo đi làm sớm và chủ động vớt rác ngay sau khi phát hiện. Nếu để lâu thì rác chìm hoặc trôi dạt khắp các mặt hồ thì mất điểm. Chỉ một lúc nữa thôi, cá nổi lên rất nhiều, nổi thành từng mảng to, nếu không được vớt kịp thời thì rất ô nhiễm", người này cho hay.
Còn anh Hưng nhà ở gần khu vực bậc lên xuống hồ Linh Đàm kể: "Vài năm nay ý thức người dân đã tốt rồi, sau khi thả cá thì túi sẽ tập trung vào một chỗ. Tuy nhiên vẫn còn một số người do quan niệm nên họ thường thả tro và chân nhang xuống, thậm chí họ thắp hương tại chỗ vái vài cái rồi ném luôn xuống hồ", anh Hưng kể.
Một số hình ảnh chúng tôi ghi nhận vào sáng nay.

Chị công nhân đang thổi hơi vào con cá bị yếu

Rất nhiều con cá bị ngửa bụng


Rác quá nhiều khiến công nhân phải tiêu hủy tại chỗ


Những con cá sẽ sống khỏe khi thả nhẹ nhàng

Tro và chân nhang đặc quánh vào một góc hồ cùng những đàn cá tập trung


Cá chết được vớt lên rồi tiêu hủy

Giải pháp của một số hộ chung cư trong đô thị

Những con cá trước khi được bán ra thị trường



Tại sông Hồng cá chết nổi sau khi vừa được ném xuống

Các tình nguyện viên làm việc từ sáng sớm



Chợ Yên Sở là nơi tiêu thụ cá chép lớn nhất Hà Nội



Một số người chọn giải pháp cho cá vào thùng rồi dùng dây thả từ trên cầu xuống

Người dân đi thả cá từ sáng sớm


Rác xuất hiện như hàng năm

Cá và tro đi theo từ trên cầu xuống mặt nước