Đó là trường hợp của một nam bệnh nhân 56 tuổi, quê Đồng Nai.
Theo bệnh sử, ông An (56 tuổi, quê Đồng Nai, tên đã thay đổi) dạo gần đây thường xuyên cảm thấy khó tiêu. Đi khám, bệnh nhân được bác sĩ chỉ định nội soi đường tiêu hoá.

Hình ảnh con sán dây trong người bệnh nhân.
Tại khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM), các bác sĩ bất ngờ khi phát hiện trong tá tràng bệnh nhân có một con sán dây bò rất dài đang trú ngụ. Vì đầu sán bám rất chắc nên việc kéo ra ngoài gặp nhiều khó khăn.

Đầu sán bám rất chắc nên việc kéo ra ngoài gặp nhiều khó khăn.
Để giải quyết tình trạng bệnh nhân, bác sĩ đã cho ông An thuốc xổ, đẩy con sán dây bò dài hơn 1 mét ra ngoài hoàn toàn ra ngoài. Kết quả đo được cho thấy con sán dài hơn 1 mét.
Lúc này khai thác bệnh sử, bệnh nhân cho biết từ nhỏ đã thích ăn bò tái chanh. Thịt chỉ chế nước sôi lên chứ không bao giờ nấu chín.
Dù đã lấy được sán ra nhưng vì bệnh nhân bị xơ gan nên phải tiếp tục điều trị.

Bác sĩ đo chiều dài sán dây.
Bác sĩ Tăng Trung Hiếu, khoa Nội soi, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết sán dây bò có tên khoa học là Taenia saginata. Sán trưởng thành có thể dài đến 2-4 m, thân có 800-1.000 đốt sán trắng dẹt.
Sán thường ký sinh ở ruột non nên hấp thu chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng, rối loạn tiêu hóa, đau bụng, thiếu máu.

Con sán dây dài hơn 1 mét.
Ở Việt Nam, sán dây bò thường truyền nhiễm vào con người qua thịt bò, sán dây lợn truyền qua thịt lợn.
Do đó bác sĩ khuyến cáo người dân nên ăn chín, uống sôi, không ăn thực phẩm nhiễm bệnh, không rõ nguồn gốc, không qua kiểm định.