Theo ghi nhận của PV, từ 2h sáng ngày 10/2, cho đến rạng sáng cùng ngày (tức mùng 1 Tết Nguyên đán), từng tốp người dân vẫn đổ về phủ Tây Hồ để dâng hương, cầu an mong mọi điều tốt lành đến với năm mới Giáp Thìn.

Hàng ngàn người đến phủ Tây Hồ sau đêm Giao thừa

Dịch vụ viết sớ chữ nho cũng diễn ra ngay trong đêm

Giới trẻ chiếm số đông

Theo đánh giá của nhiều người năm nay số người đến phủ Tây Hồ đông một phần do thời tiết đẹp

Các mâm cỗ được chuẩn bị chu đáo

Phủ Tây Hồ luôn là nơi đông người đến cầu an vào đêm Giao thừa hàng năm.

Phủ Tây Hồ thờ Bà chúa Liễu Hạnh, một nhân vật trong truyền thuyết, và là một trong bốn vị thánh bất tử trong tín ngưỡng của người Việt.

Ngôi đền tọa lạc tại bán đảo lớn của làng Nghi Tàm, nhô ra giữa Hồ Tây, ở số 52 phố Đặng Thai Mai, phường Quảng An, quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội.

Người dân đi cầu an đầu năm

Theo truyền thuyết, phủ được xây dựng vào khoảng thế kỷ 17 nhưng có thể có muộn hơn.

Phủ Tây Hồ đã được Bộ Văn hóa (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cấp bằng di tích Lịch sử-Văn hóa ngày 13 tháng 2 năm 1996


Phủ Tây Hồ thường mở cửa từ 5h sáng hằng ngày và đóng cửa lúc 19h tối. Tuy nhiên, sau giao thừa, dòng người xếp hàng chật kín tại khu vực sân chính.

Sau giây phút cầu an, người dân đến khu đốt vàng mã