Không chỉ có chen lấn xô đẩy, lễ hội dần biến đổi vì người dân đặt nặng sự cầu xin hơn chiêm bái, vãng cảnh. Những lễ giải hạn, dâng sao, lễ cầu an trị giá cả trăm triệu đồng không hiếm. Các chuyên gia văn hóa nhận định, quá nặng cầu cúng, xin lộc, lễ hội sẽ mất đi ý nghĩa vốn có.
Với quan niệm dân gian tháng 7 Âm lịch là tháng "cô hồn" hay còn được coi là tháng ma quỷ không đem lại may mắn. Nên hôm nay, ngày 29/7 (tức mùng 1 tháng 7 Âm lịch) dù trời nắng nóng nhưng nhiều người dân Thủ đô vẫn chen nhau đổ về Phủ Tây Hồ (Hà Nội) dâng lễ cầu an.
Mặc dù Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã có công văn nói rõ, nghi lễ dâng sao giải hạn không phải là của Phật giáo nhưng tại chùa Phúc Khánh vẫn tiếp nhận khách đến đăng ký làm lễ dâng sao giải hạn.
Tối ngày 14 tháng Giêng Âm lịch, trên phố Tây Sơn (quận Đống Đa, Hà Nội) đoạn trước cửa chùa Phúc Khánh, hàng nghìn người tập trung dưới lòng đường để dự lễ cầu an nhân dịp đầu năm mới.
Đầu năm mới là dịp đặc biệt thu hút rất nhiều phật tử tới chùa cầu an, cầu may. Nhiều người tin rằng, việc thành tâm bái Phật khi xuân về sẽ mang tới nhiều suôn sẻ cho một năm dài sắp tới.
Với mong muốn con trẻ bình an, khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn, một số bà mẹ đã cho con em mình đến tham dự lễ cầu an tại chùa Phúc Khánh vừa diễn ra tối ngày 21/2.
Ghế nhựa được rất nhiều người dân cho thuê với giá 10 ngàn đồng/chiếc, đặt cọc 20 ngàn đồng tại lễ cầu an chùa Phúc Khánh chiều tối ngày 21/1 (tức 14/1 âm lịch).