Trong khảo sát mới đây, đa số phụ huynh Hàn Quốc thể hiện mong muốn có con gái vượt trội so với con trai, trong bối cảnh vị thế của phụ nữ trong xã hội ngày càng tăng.
Việt Nam đứng trước nguy cơ “dư thừa” nam giới trong 3 thập kỷ tới. Đây là hệ quả của việc tỷ số giới tính khi sinh tăng mạnh tại Việt Nam từ những năm 2000. Tình trạng này có thể dẫn đến tình trạng bạo lực giới, nạn buôn người, mại dâm, bất ổn chính trị và thiệt hại kinh tế.
Đây là ước tính của UNICEF đưa ra và tổ chức này còn cho biết, hơn một nửa số trẻ em trên thế giới được sinh ra trong ngày đầu năm 2021 tại 10 quốc gia.
Tình trạng lựa chọn giới tính dựa trên cơ sở định kiến giới có thể nhìn nhận trực tiếp qua “tỷ số giới tính khi sinh”. Hiện tỷ số này của Việt Nam cao thứ ba trên thế giới, chỉ sau Trung Quốc và Ấn Độ. Thông tin trên được Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA) cho biết tại buổi họp báo ngày 17/11.
Dựa trên sự mất cân bằng tỷ số giới tính, Báo cáo Thực trạng Dân số Thế giới năm 2020 ước tính Việt Nam sẽ thiếu hụt 40.800 trẻ sơ sinh gái mỗi năm. Mất cân bằng giới tính khi sinh xuất phát từ các chuẩn mực xã hội, phổ biến việc trọng nam hơn nữ, sính con trai hơn con gái.
Theo đánh giá của Tổng cục Thống kê, mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam có một số nguyên nhân như sự ưa thích sinh con trai trong bối cảnh giảm sinh; văn hóa Nho giáo với phong tục về việc mong muốn có con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng tổ tiên.
Do đã sinh 2 cậu con trai nên trong lần mang thai thứ ba, chị Võ Thảo Hà (ở khu đô thị Mỹ Đình 2, Nam Từ Liêm, Hà Nội) luôn mong đó là bé gái. Nghe lời rỉ rai của cô bạn thân, chị Hà đã mua bộ thử giới tính thai nhi qua mạng với số tiền 1,2 triệu đồng/bộ. Tuy vậy, chỉ vì sản phẩm này, chị suýt “mất cả chì lẫn chài”…