Hậu quả là không ít trong số này phải nhập viện vì chứng méo miệng.
Trời lạnh, bệnh tăng 2-3 lần
Ngồi chờ đến lượt khám tại Bệnh viện Châm cứu T.Ư với khuôn mặt lệch hẳn về bên phải, anh Nguyễn Văn C (25 tuổi, ở Hoàng Mai, Hà Nội) cho biết: "Cách đây hơn 2 tuần, đúng vào dịp Hà Nội có nhiệt độ thấp nhất từ đầu mùa đông, tôi đi chơi đêm với bạn mà không đội mũ bảo hiểm. Sáng hôm sau ngủ dậy, một bên mặt bị giật giật, cấu vào không có cảm giác đau, tôi giật mình soi gương thấy khuôn mặt biến dạng với miệng méo xệch, cả mắt cùng phía cũng không thể nào nhắm lại được dù cố mọi cách".

PGS Nghiêm Hữu Thành - Giám đốc Bệnh viện Châm cứu T.Ư cho biết, trường hợp bệnh nhân C chỉ là một trong số rất nhiều bệnh nhân tìm đến viện điều trị méo miệng vì lạnh.
Chứng bệnh này do mạch máu (bao gồm cả động mạch và tĩnh mạch) suy yếu, khi gặp gió lạnh, mạch dương minh và tĩnh mạch tiểu dương bị kích thích mạnh, gây cản trở kinh khí, từ đó làm suy nhược chức năng hoạt động của dây thần kinh quanh vùng mặt, huyết quản của thần kinh dinh dưỡng cục bộ bị co giật mạnh làm cho tổ chức thần kinh bị thiếu máu, sưng, ứ nước, chỉ cần một áp lực nhỏ (gió lạnh) có thể dễ dàng mắc chứng liệt mặt.
Qua nhiều năm khám, điều trị, các chuyên gia Bệnh viện Châm cứu T.Ư nhận thấy, chứng bệnh này xảy ra ở mọi thời điểm, nhưng cứ đến trời lạnh, số người mắc lại tăng. Nhóm tuổi nào cũng có thể mắc bệnh, có trẻ 4-5 tháng tuổi cũng bị.
Bệnh thường gặp ở độ tuổi trung và thanh niên, nam giới có tỷ lệ mắc bệnh này nhiều hơn so với nữ do chủ quan, ăn mặc phong phanh. Những người có sức đề kháng yếu, hay bị căng thẳng, mệt mỏi và làm việc ngoài trời nhiều cũng có nguy cơ bị méo miệng cao hơn. Đợt lạnh này, số bệnh nhân bị méo miệng đến khám và điều trị tăng 2 - 3 lần.
Bệnh dễ tái phát