Nguyên Phó hiệu trưởng ở Hòa Bình khai, được cấp trên đề nghị nhận toàn bộ trách nhiệm trong việc nâng điểm bài thi THPT năm 2018 với lời hứa, "đời sống vợ con bên ngoài các anh lo".
Các giám khảo năm 2018 ở Hòa Bình khẳng định, họ không muốn chấm cho bài điểm “chết” lên hơn 7 điểm nhưng bị cấp trên ép buộc, nói đây là bài của người nhà lãnh đạo. Thậm chí, có bài thi 2 tờ nhưng 1 tờ không phải chữ của thí sinh.
Nhiều giáo viên được triệu tập tới tòa đã khai nhận bị chỉ đạo, ép buộc để chấm nâng điểm cho hàng loạt bài thi, thậm chí Diệp Thị Hồng Liên còn nói: "Bài của sếp gửi gắm, không được 8 thì cũng 7,5 điểm".
Trong phiên toà sáng 12/5, bị cáo Khương Ngọc Chất (cựu trưởng phòng An ninh chính trị nội bộ Công an tỉnh Hoà Bình) phủ nhận cáo trạng, khẳng định mình oan.
Nâng điểm xong, các cán bộ “giao dịch” ở nơi hoang vắng như đỉnh dốc Cun hoặc gặp thoáng qua nhận tiền, không nói câu gì. Bị cáo khai được sĩ quan an ninh dặn, nếu ai hỏi về các cuộc điện thoại nâng điểm phải nói đây là cuộc gọi trao đổi về hoa lan.
Bất chấp quy định của pháp luật và đạo đức nghề nghiệp, nguyên Trưởng phòng Khảo thí sở GD&ĐT tỉnh Hòa Bình đã chỉ đạo cấp dưới can thiệp, nâng điểm bài thi cho thí sinh đến số điểm cần đạt mới thôi. Giật mình hơn, có những thí sinh được nâng tới 9,25 điểm/môn thi.
Cáo trạng xác định Đỗ Mạnh Tuấn trực tiếp dùng thủ đoạn gian dối để can thiệp nâng điểm bài thi trắc nghiệm cho thí sinh Đinh Ngọc Thảo trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 tại Hoà Bình.
Tại tòa sáng 15/10, Nguyễn Thanh Hoài đã khai với HĐXX về chi tiết nội dung tin nhắn "cầu cứu" Phó chủ tịch tỉnh - ông Trần Đức Quý sau khi chỉ đạo Vũ Trọng Lương chuyển bài thi từ trường THPT chuyên Hà Giang về Sở GD&ĐT để can thiệp, sửa chữa nâng điểm bị lộ.