Do chịu tác động trực tiếp của lũ rừng ngang (tức lũ từ các con suối bên mạn sườn sông) mực nước sông Mỹ Hà (đoạn qua huyện Mỹ Đức, Hà Nội) vẫn ở mức cao làm ngập hàng trăm căn nhà, người dân phải đi sơ tán.
Khu vực ven sông các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh, Hà Nam, Ninh Bình, Nam Định, Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương tiếp tục ngập lụt trong khoảng 3-6 ngày tới. Vùng ngoài đê sông Hồng, sông Nhuệ tại Hà Nội, nước rút sau 2-3 ngày tới, riêng vùng ven sông Bùi ở Chương Mỹ ngập thêm 10-13 ngày tới.
Lũ lên nhanh khiến làng gốm Bát Tràng (Hà Nội) bị bủa vây trong nước lũ, việc kinh doanh bị ảnh hưởng, tiểu thương lặng người vì sau một đêm mất cả trăm triệu.
Sau nhiều ngày bị nước lũ nhấn chìm, vườn hoa bãi đá sông Hồng và làng đào Nhật Tân, phường Nhật Tân, quận Tây Hồ, Hà Nội hoang tàn và thiệt hại nghiêm trọng. Do đó thời gian tới, du khách chưa thể đến đây vui chơi và chụp ảnh.
Ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 3, những ngày qua mực nước sông Cầu, sông Cà Lồ (khu vực huyện Sóc Sơn, Hà Nội) dâng cao gây ngập lụt nhiều khu vực dân cư. Toàn huyện Sóc Sơn hiện có gần 3.000 hộ dân bị ảnh hưởng bởi mưa lũ, người dân đang sống cô lập giữa "ốc đảo".
Do ảnh hưởng của lũ lụt, nguồn nước thô cấp cho các nhà máy nước đang suy giảm dẫn đến sản lượng cấp nước trên địa bàn. Do đó, nhiều phường trên địa bàn quận Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm sẽ cấp nước theo giờ từ hôm nay.
Nước sông Hồng đã rút xuống dưới mức báo động 2, song Hà Nội cần tiếp tục tuần tra, canh gác đê điều tại một số địa phương, không được chủ quan, lơ là mất cảnh giác.
Huyện Quốc Oai đã tổ chức sơ tán, di dời 226 hộ dân bị ngập sâu vào khu vực an toàn. Trong đó, toàn bộ 133 hộ dân tại xóm Bến Vôi, xã Cấn Hữu đã được di tản.