Gần 3 thập kỷ mưu sinh bằng “nghề của đàn ông”
Lâu nay, nhiều người đi qua khu vực ngã tư Hàm Nghi – Nàm Kỳ Khởi Nghĩa (TPHCM) có lẽ không để ý và biết đến bà, nhưng với những người sống quanh đó, hình ảnh bà Trần Thị Ngọc Anh (58 tuổi) hàng đêm vẫn ngồi bên vệ đường vá xe mưu sinh đã quá quen thuộc.

Khi phố lên đèn cũng là lúc bà dọn đồ nghề ra, bắt đầu cho một đêm làm việc.

Gia tài của bà chẳng gì nhiều: một bộ đồ nghề, hai cái bơm tay, bình xăng, cái ghế. Vậy nhưng không ít lần bà bị dàn cảnh cướp mất.
Gần gũi và thân thiện là điều ai cũng cảm nhận được khi tiếp xúc với bà. 28 năm mượn lề đường làm nơi kiếm sống, ngoài bộ đồ nghề và hai chiếc bơm cũ kỹ, gia tài của bà chỉ có chiếc xe đạp làm phương tiện đi lại, chiếc ghế con để ngồi, một bịch xăng để bán dặm thêm.
Kể về cuộc đời, về cơ duyên gắn với nghề vẫn được xem là của cánh đàn ông, bà cười nói: “Cái nghề này là nghề của hai vợ chồng, nhưng vì ổng bệnh nặng, thành ra tôi là thợ chính”. Ít ai biết rằng, đằng sau nụ cười đó là cả một quá khứ buồn. Gia đình bà vốn ở miền Bắc, năm 1954, cha mẹ di cư vào Nam. Sinh ra và lớn lên ở đất khách quê người, cuộc sống với bà chưa khi nào hết khó khăn.

Những thứ quen thuộc với bà: chiếc dù che mưa, đèn pin dùng khi sửa xe vì mắt kém, chai xì dầu dùng ăn tạm với cơm đem theo...

Chiếc xe đạp mua từ cửa hàng phế liệu được bà “chế lại” cho hợp nhu cầu.
Người chồng sớm tối rượu chè qua đời hơn một năm nay, 3 người con, hai gái và một trai, tất cả đều đã lập gia đình. Tưởng khi con cái phương trưởng, bà sẽ được vui hưởng tuổi già. Nhưng ngược lại, họ lại là nguyên nhân làm bà luôn khóc ròng mỗi khi nghĩ đến. “Bao năm cực khổ vì chồng đã đành, giờ con cái cũng đem lại khổ tâm nên tôi phải nuôi thằng cháu từ lúc mấy tháng tuổi thay mẹ nó (con gái út) là thế”, bà kể trong nước mắt.
Hiện bà Anh sống trong căn nhà nhỏ rộng 2 mét, dài 7 mét cùng cháu ngoại 9 tuổi ở phường 4, quận 4 (TP HCM).
Long đong phận nghèo
Bao năm nay, khi trời nhá nhem tối, người ta lại thấy người phụ nữ luống tuổi lò dò đạp xe đến. Khi đồng hồ điểm sang ngày mới, bà Anh lại lọ mọ đạp xe về. "Đêm nào cũng vậy, cứ 5h chiều tôi đi, qua 12h đêm lại về. Ngày lễ, đêm giao thừa tôi vẫn cứ làm, lúc ấy muốn nghĩ lắm chứ, nhưng vậy thì lấy gì ăn. Những lúc buồn chuyện con cái, tôi cứ ngồi mãi ở đây, có khi gần rạng sáng mới về”, bà tâm sự.

Tranh thủ gia cố chiếc xe khi chờ hoài không thấy khách.

Ế quá, bà đành thắp điếu thuốc khấn xin những “người khuất mặt” giúp đỡ.
Bơm một bánh xe máy bà Anh được 3 nghìn, xe đạp được 2 nghìn. Vá xe đạp 10 nghìn, xe máy 15 nghìn. Vất vả là thế, nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Ngày đắt hơn trăm nghìn, ngày ế được vài ba chục, có khi chẳng được đồng nào. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao chỉ làm buổi tối, thu nhập bấp bênh vẫn làm? Bà lý giải: “Làm buổi ngày ở đây không có khách, mấy cửa hàng sửa xe chặn hết, đêm về người ta nghỉ mới làm được. Nhưng cũng không đỡ hơn, ở đây là đường một chiều, hai người vá xe khác cũng hành nghề ở đoạn trên, vậy là tới 10h đêm khi họ nghỉ tôi mới có khách”.

Cuối cùng cũng có người đến đổ xăng.

Cầm 3 nghìn đồng của khách cũng không phải dễ dàng khi sức khoẻ đã yếu lại phải bơm xe bằng bơm tay.
Phải đảm bảo uy tín, nhiệt tình để khách hàng tin tưởng và quay lại sau này luôn là tiêu chí của bà. “Làm phải lương thiện, khách tới phải nhiệt tình. Người ta đến thấy phụ nữ vá xe đã ái ngại không mấy tin tưởng, huống gì là bà già như tôi. Nên phải cạy ruột cẩn thận, bào ruột tỉ mỉ, làm đâu vào đó. Nhờ vậy người ta thương họ còn cho thêm tiền”, bà lão tâm niệm.

Nụ cười trên môi của bà rất ít khi xuất hiện. Một đêm ngồi cùng không dưới 3 lần chúng tôi chứng kiến bà khóc.

Phải ngồi dài cổ chờ khách dường như đã trở thành thói quen của bà.

Khi đồng hồ điểm sang ngày mới cũng là lúc bà lững thững dọn đồ về.
Tuy cuộc đời gặp nhiều truân chuyên, nhưng bà Anh chưa bao giờ đầu hàng số phận. Ở bà lúc nào cũng tràn đầy nghị lực sống. Gần 60 năm cuộc đời, 30 năm bám lề đường mưu sinh, bà dường như đã thấm thía những nổi thống khổ. Điều trăn trở duy nhất với bà giờ đây là mong kiếm cái đủ cái ăn để chăm lo cho cháu trai – đứa cháu sống với bà từ nhỏ, là niềm an ủi, động viên to lớn của bà lão đơn thân mỗi ngày.
Lâu nay, nhiều người đi qua khu vực ngã tư Hàm Nghi – Nàm Kỳ Khởi Nghĩa (TPHCM) có lẽ không để ý và biết đến bà, nhưng với những người sống quanh đó, hình ảnh bà Trần Thị Ngọc Anh (58 tuổi) hàng đêm vẫn ngồi bên vệ đường vá xe mưu sinh đã quá quen thuộc.
Khi phố lên đèn cũng là lúc bà dọn đồ nghề ra, bắt đầu cho một đêm làm việc.
Gia tài của bà chẳng gì nhiều: một bộ đồ nghề, hai cái bơm tay, bình xăng, cái ghế. Vậy nhưng không ít lần bà bị dàn cảnh cướp mất.
Gần gũi và thân thiện là điều ai cũng cảm nhận được khi tiếp xúc với bà. 28 năm mượn lề đường làm nơi kiếm sống, ngoài bộ đồ nghề và hai chiếc bơm cũ kỹ, gia tài của bà chỉ có chiếc xe đạp làm phương tiện đi lại, chiếc ghế con để ngồi, một bịch xăng để bán dặm thêm.
Kể về cuộc đời, về cơ duyên gắn với nghề vẫn được xem là của cánh đàn ông, bà cười nói: “Cái nghề này là nghề của hai vợ chồng, nhưng vì ổng bệnh nặng, thành ra tôi là thợ chính”. Ít ai biết rằng, đằng sau nụ cười đó là cả một quá khứ buồn. Gia đình bà vốn ở miền Bắc, năm 1954, cha mẹ di cư vào Nam. Sinh ra và lớn lên ở đất khách quê người, cuộc sống với bà chưa khi nào hết khó khăn.
Những thứ quen thuộc với bà: chiếc dù che mưa, đèn pin dùng khi sửa xe vì mắt kém, chai xì dầu dùng ăn tạm với cơm đem theo...
Chiếc xe đạp mua từ cửa hàng phế liệu được bà “chế lại” cho hợp nhu cầu.
Người chồng sớm tối rượu chè qua đời hơn một năm nay, 3 người con, hai gái và một trai, tất cả đều đã lập gia đình. Tưởng khi con cái phương trưởng, bà sẽ được vui hưởng tuổi già. Nhưng ngược lại, họ lại là nguyên nhân làm bà luôn khóc ròng mỗi khi nghĩ đến. “Bao năm cực khổ vì chồng đã đành, giờ con cái cũng đem lại khổ tâm nên tôi phải nuôi thằng cháu từ lúc mấy tháng tuổi thay mẹ nó (con gái út) là thế”, bà kể trong nước mắt.
Hiện bà Anh sống trong căn nhà nhỏ rộng 2 mét, dài 7 mét cùng cháu ngoại 9 tuổi ở phường 4, quận 4 (TP HCM).
Long đong phận nghèo
Bao năm nay, khi trời nhá nhem tối, người ta lại thấy người phụ nữ luống tuổi lò dò đạp xe đến. Khi đồng hồ điểm sang ngày mới, bà Anh lại lọ mọ đạp xe về. "Đêm nào cũng vậy, cứ 5h chiều tôi đi, qua 12h đêm lại về. Ngày lễ, đêm giao thừa tôi vẫn cứ làm, lúc ấy muốn nghĩ lắm chứ, nhưng vậy thì lấy gì ăn. Những lúc buồn chuyện con cái, tôi cứ ngồi mãi ở đây, có khi gần rạng sáng mới về”, bà tâm sự.
Tranh thủ gia cố chiếc xe khi chờ hoài không thấy khách.
Ế quá, bà đành thắp điếu thuốc khấn xin những “người khuất mặt” giúp đỡ.
Bơm một bánh xe máy bà Anh được 3 nghìn, xe đạp được 2 nghìn. Vá xe đạp 10 nghìn, xe máy 15 nghìn. Vất vả là thế, nhưng thu nhập chẳng được bao nhiêu. Ngày đắt hơn trăm nghìn, ngày ế được vài ba chục, có khi chẳng được đồng nào. Khi chúng tôi thắc mắc vì sao chỉ làm buổi tối, thu nhập bấp bênh vẫn làm? Bà lý giải: “Làm buổi ngày ở đây không có khách, mấy cửa hàng sửa xe chặn hết, đêm về người ta nghỉ mới làm được. Nhưng cũng không đỡ hơn, ở đây là đường một chiều, hai người vá xe khác cũng hành nghề ở đoạn trên, vậy là tới 10h đêm khi họ nghỉ tôi mới có khách”.
Cuối cùng cũng có người đến đổ xăng.
Cầm 3 nghìn đồng của khách cũng không phải dễ dàng khi sức khoẻ đã yếu lại phải bơm xe bằng bơm tay.
Phải đảm bảo uy tín, nhiệt tình để khách hàng tin tưởng và quay lại sau này luôn là tiêu chí của bà. “Làm phải lương thiện, khách tới phải nhiệt tình. Người ta đến thấy phụ nữ vá xe đã ái ngại không mấy tin tưởng, huống gì là bà già như tôi. Nên phải cạy ruột cẩn thận, bào ruột tỉ mỉ, làm đâu vào đó. Nhờ vậy người ta thương họ còn cho thêm tiền”, bà lão tâm niệm.
Nụ cười trên môi của bà rất ít khi xuất hiện. Một đêm ngồi cùng không dưới 3 lần chúng tôi chứng kiến bà khóc.
Phải ngồi dài cổ chờ khách dường như đã trở thành thói quen của bà.
Khi đồng hồ điểm sang ngày mới cũng là lúc bà lững thững dọn đồ về.
Tuy cuộc đời gặp nhiều truân chuyên, nhưng bà Anh chưa bao giờ đầu hàng số phận. Ở bà lúc nào cũng tràn đầy nghị lực sống. Gần 60 năm cuộc đời, 30 năm bám lề đường mưu sinh, bà dường như đã thấm thía những nổi thống khổ. Điều trăn trở duy nhất với bà giờ đây là mong kiếm cái đủ cái ăn để chăm lo cho cháu trai – đứa cháu sống với bà từ nhỏ, là niềm an ủi, động viên to lớn của bà lão đơn thân mỗi ngày.