Trong quá trình phá núi, làm cầu vượt cao tốc Mai Sơn - QL 45, nhiều tảng đá lớn lộ ra, nằm chênh vênh trên vách núi khiến hàng trăm người dân, học sinh ở xã Hà Tiến (Thanh Hóa) bất an trước nguy cơ đá lở.
Trên đường Hoa Đỗ Quyên thuộc Khu du lịch quốc gia hồ Tuyền Lâm có bờ ta luy đang xiêu vẹo, nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào. Còn trên đèo Mimosa cũng có một số điểm dễ bị sạt lở, nhất là phía ta luy dương.
Chủ tịch UBND phường ở Bảo Lộc (Lâm Đồng) bị đình chỉ công tác khi để người dân địa phương xây dựng taluy cao đến 18m từ năm 2021, đến nay có nguy cơ sạt lở.
Sáng 6/12, ông Lưu Nhuận - Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão tìm kiếm cứu nạn và cứu hộ tỉnh Vĩnh Long cho biết, đêm 5/12, có 12 ngôi nhà, hơn 100 công đất vườn trồng cây ăn trái tại xã Hòa Ninh, huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long bị sạt lở.
Gần 2 tuần sau trận mưa lịch sử tối 14/10, nhiều địa điểm trên cung đường đẹp nhất Đà Nẵng vẫn còn điểm sạt lở chưa được khắc phục. Hiện tuyến đường lên và trên bán đảo Sơn Trà vẫn đang cấm du khách tham quan cùng phương tiện lưu thông.
Sáng ngày 16/10, hàng trăm người dân TP Đà Nẵng kéo lên nghĩa trang Hòa Sơn (xã Hòa Sơn, huyện Hòa Vang, TP Đà Nẵng) đau lòng, xót xa khi mồ mả của thân nhân đã bị cuốn trôi, vùi lấp mất dấu.
Sạt lở khối lượng lớn trên tuyến ĐH3, địa bàn KDC Tông Pua, thôn 3, xã Trà Cang (huyện Nam Trà My, Quảng Nam) khiến 450 hộ dân của thôn bị cô lập. Lực lượng chức năng đội mưa mở đường tạm cho dân thoát khỏi vùng nguy hiểm.
Vòng cung sạt trượt này có độ cao từ 70-100m so với khu dân cư ở phía dưới và chỉ mới xuất hiện sau đợt lũ ống, lũ quét kinh hoàng xảy ra vào ngày 2/10 vừa qua. Trước tình trạng này, chính quyền địa phương nhanh chóng lên phương án sơ tán dân ra khỏi vùng nguy hiểm.