Đầu tháng 7 năm 2013, chị Hồng V. (Định Công, Hoàng Mai, Hà Nội) có mua một hộp sữa Physiolac loại dành cho trẻ từ 12 tháng đến 3 tuổi tại siêu thị Bibabibo với giá 384.000 đồng. Đây là sản phẩm có nguồn gốc từ Pháp và do công ty CP dược phẩm Việt Nam (Tên viết tắt là VNA – PHARM) nhập khẩu và phân phối độc quyền.
Hộp sữa Physiolac loại dành cho trẻ từ 12 tháng đến 3 tuổi của chị Hồng V. mua.
Ngay sau khi mua về, chị Hồng V. phát hiện trên nắp hộp sữa có ký hiệu lạ và được dán đè lên bởi lớp tem phụ. Tuy nhiên do nắp hộp làm từ chất liệu nhựa màu trắng đục nên bằng mắt thường vẫn quan sát thấy. Khi bóc lớp nhãn thì trên nắp hộp xuất hiện chữ Q. Hùng được viết bằng bút dạ một cách cẩu thả, thủ công. Điều này khiến chị Hồng V. đặt ra nhiều câu hỏi, trong đó không loại trừ nghi ngờ những sản phẩm đó bị làm nhái, làm giả.

Trả lời thắc mắc của khách hàng, bà Nguyễn Thị Nga (GĐ marketing) - đại diện của Công ty VNA – PHARM đã xác nhận sản phẩm mà chị Hồng V. mua đúng là sản phẩm do VNA – PHARM nhập khẩu và phân phối.
Cho biết lý do dưới nhãn phụ trên nắp hộp sữa lại có ký hiệu lạ, bà Nga nói: “Sữa bột Physiolac được chúng tôi phân phối khắp 64 tỉnh thành, mỗi tỉnh thành đều có mã code riêng để dễ dàng quản lý việc bán hàng, doanh thu.... Cụ thể trên nắp hộp sữa mà chị Hồng.V gửi đến có ký hiệu Q. Hùng, đó là tên đại lý sữa Quang Hùng có địa chỉ tại số 91, Thiên Lôi, TP Hải Phòng”.
Thông báo từ phía VNA – PHARM khi có nhiều khách hàng phản hồi về ký hiệu lạ.
Lý giải về việc mã ký hiệu này dành cho đại lý ở Hải Phòng mà sản phẩm lại “trôi ngược” về Hà Nội, bà Nga giải thích: “Hiện nay thị trường Hà Nội chiếm 70% doanh số bán hàng, thế nên có thể chủ của 2 shop quen biết đã trao đổi, chuyển hàng hóa luân phiên với nhau”.
Mặc dù được đại diện VNA-Pharm cho biết hướng dẫn cách phân biệt sản phẩm thật giả của sữa Physiolac dựa vào ngày sản xuất và hạn sử dụng được dập nổi dưới đáy lon nhưng với cách phân phối thị trường thủ công thế này, người tiêu dùng hẳn sẽ vẫn còn có những băn khoăn về chất lượng của sữa.

Các lô hàng bị thu hồi bao gồm: 2564G54114, 2564G54115, 2564G54116, 2564G54117, 2564G54118, 2565G54118, 2565G54119, 2566G54119, 2567G54119, 2567G54120 (Ảnh: VFA)
Được biết những sản phẩm dinh dưỡng này đều mang thương hiệu của công ty Fonterra New Zealand - một công ty lớn và nổi tiếng trong công nghiệp chế biến sữa với mạng lưới rộng khắp thế giới. Hiện tượng sữa nhiễm vi khuẩn clostridium botulinum của công ty hình thành từ một đường ống bẩn nằm tại một nhà máy sữa. Vi khuẩn độc hại đã xâm nhập vào 3 lô sản phẩm sữa protein cô đặc sản xuất hồi tháng 5/2012.
Hiện công tác thu hồi các sản phẩm dinh dưỡng công thức đang được tiến hành hết sức khẩn trương trên khắp cả nước với trên 80% số sản phẩm đã được thu hồi. Tại Việt Nam dù chưa phát hiện ra trường hợp nào mắc bệnh do uống sữa nhiễm khuẩn, nhưng những nguy cơ tiềm tàng trong quá trình sử khiến các bậc cha mẹ như ngồi trên đống lửa. Được biết, các sản phẩm thành phẩm mang thương hiệu của Fonterra tại Việt Nam bao gồm Anmum, Anlene, Anchor, Chesdale và Baker’s Mix.
Kết: Mong con mình được lớn lên khỏe mạnh, các bậc cha mẹ luôn cố gắng đầu tư cho mầm non tương lai những sản phẩm tốt nhất. Nhưng những kỳ vọng chính đáng của họ đang bị sụt giảm một cách trầm trọng bởi những lùm xùm về chất lượng sữa trong thời gian gần đây. Xin tạm kết bằng một câu trích trong lá thư tuyệt vọng của một người mẹ trước thông tin sữa nhiễm khuẩn: Uống sữa là quyền cơ bản của trẻ em (như quyền con người vậy), nhưng quyền tối thiểu đó cũng bị xâm phạm - thì chúng ta tuyệt vọng mất rồi.
(Bài tổng hợp từ các nguồn Tienphong.vn, Tuoitre.vn, Vef.vn)