Từ giữa tháng 11, nhiều người Pháp đã tham gia biểu tình phản đối tăng thuế nhiên liệu, sau đó mở rộng ra vấn đề phí sinh hoạt quá cao. Họ mặc những chiếc áo gi-lê màu vàng neon, thường được dùng cho các nhân viên quét dọn/bảo trì phải làm việc vào ban đêm, nhằm thể hiện thông điệp "muốn được chú ý"! Người tham gia phần lớn là lao động có thu nhập trung bình thấp, nhiều người ở ngoại ô, nông thôn. Họ kéo đến thành phố biểu tình vào thứ 7, có thể lan đến chủ nhật, sau đó lại quay trở về làm việc. Những hoạt động khác ở Pháp vẫn diễn ra bình thường.
Tuy nhiên, vấn đề ngày càng leo thang, bạo lực bắt đầu xảy ra, nhất là khi có sự tham gia của các thành phần bất hảo trà trộn. Chính màu sơn, bom khói, gậy gộc và sự hung hãn của những người này đã khiến cảnh hỗn loạn tràn lan. Đã có người bị thương, đổ máu, nhiều cửa hàng đóng cửa, ô tô cháy ngùn ngụt, các căn nhà vỡ kính trơ trọi... Đỉnh điểm là thứ bảy ngày 1/12 khi Khải Hoàn Môn bị vấy bẩn, còn bức tượng Marianne bên trong bị đập nát góc mặt. Đó chính là đòn tấn công vào những giá trị thiêng liêng của người Pháp.
Quay về Paris từ Hội nghị Thượng Đỉnh G20, trong ngày 2/12, Tổng thống Macron tuần hành đến Khải Hoàn Môn và lên án những hành động phá hoại di sản đồng thời khiến 4 người thiệt mạng, hơn 130 người bị thương và 400 người khác bị bắt giữ.
Trong tuần, chính phủ ra quyết định hoãn tăng thuế nhiên liệu. Tuy vậy, lửa giận dữ vẫn cháy ở nhiều nơi. Chính nội bộ nhóm "Áo khoác vàng" cũng chia rẽ và có chuyển biến phức tạp. Tại một số tỉnh thành, nhiều sinh viên học sinh phản đối việc cải cách giáo dục. Tờ Guardian viết rằng, các nhóm sinh viên vốn không ủng hộ kế hoạch cải cách, nay lại chiếm lấy làn sóng biểu tình để vây quanh trường học. Tính đến 3/12 có ít nhất 100 trường trung học và đại học ở Pháp đã phải bãi khóa trong tuần.
Hôm nay là một ngày thứ bảy nữa. Một trong những lãnh đạo của phong trào biểu tình "Áo khoác vàng" nói rằng sẽ tiếp cận điện Elysee. Đáp lại, chính phủ Pháp sẽ đóng cửa tháp Eiffel, huy động 89.000 nhân viên an ninh, trong đó có 8.000 người ở Paris sẵn sàng ứng phó với những tình huống căng thẳng nhất.
Dưới đây, những hình ảnh từ hãng tin Reuters, AFP... cho thấy cảnh khói lửa, vỡ nát, giận dữ vẫn chưa dừng lại ở nước Pháp trong tuần qua. Mối lo sợ về cuộc "đại biểu tình" hoàn toàn có cơ sở.
Paris, ngày 1-2/12 Khải Hoàn Môn và bức tượng Marianne trở thành nạn nhân của bạo lực trong sự kiện bất ổn nhất thủ đô kể từ năm 1968.
Paris, ngày 2/12 Tổng thống Pháp tuần hành đến Khải Hoàn Môn, lên án hành động phá hoại, "thảm sát di sản".

(Ảnh: AP)
Tỉnh Nantes, ngày 4/12, nhóm sinh viên quá khích lật ngửa chiếc ô tô trên đường dẫn đến một trường kĩ thuật.

Ảnh: Reuters
Sinh viên tập trung tại trường Đại học Sorbonne ở Paris, phát loa phản đối cải cách hệ thống cao đẳng, đại học.

Ảnh: Reuters
Học sinh trường trung học Lycee Henri IV (Paris) nghỉ học, xuống đường dán khẩu hiệu phản đối.

Ảnh: Reuters
Thành phố Marseille, ngày 6/12, thanh thiếu niên đốt xe cháy ngùn ngụt để phản đối cải cách giáo dục từ chính phủ.

Ảnh: Reuters
Thành phố Lille, ngày 6/12 cảnh sát bắt giữ một thanh niên tham gia biểu tình.

Ảnh: Reuters
Thành phố Bordeaux, ngày 6/12 xô xát giữa nhóm sinh viên quá khích với cảnh sát.

Ảnh: Reuters
Tối ngày 6/12, Thủ tướng Pháp Édouard Philippe phát biểu trên truyền hình về các biện pháp ứng phó, lo ngại biểu tình sẽ lại diễn ra và leo thang vào thứ bảy 8/12.
Riêng ở Paris đã được huy động 8.000 nhân viên an ninh và 12 xe bọc thép. Trên toàn quốc có 89.000 nhân viên an ninh.
Bộ trưởng Giáo dục Jean-Michel Blanquer khuyến cáo người dân hạn chế ra đường vào cuối tuần này.

Ảnh: Reuters
Nội bộ Áo khoác vàng cũng phân hóa, hình thành nhiều nhóm nhỏ cực đoan. Một số tuyên bố sẽ tiếp cận điện Élysées, tức Phủ Tổng thống Pháp vào ngày 8/12.

Ảnh: Reuters

Ảnh: Reuters

Người biểu tình gây ra đám cháy ở thành phố Marseille, phản đối cải cách giáo dục (ảnh: AFP/ Getty)