Tags:
phương pháp dạy đọc của GS Hồ Ngọc Đại
-
Tồn tại hơn 40 năm qua, hiện đang được 48 tỉnh thành trong cả nước với gần cả triệu học sinh sử dụng, nhưng SGK của GS Hồ Ngọc Đại bị loại ngay từ vòng thẩm định. Ngày 23/9, Trung tâm Công nghệ Giáo dục đã gửi đơn kiến nghị lên Thủ tướng và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT thể hiện quan điểm không tâm phục khẩu phục trước quyết định của Hội đồng thẩm định sau nhiều thập niên chìm nổi SGK Công nghệ giáo dục của GS Hồ Ngọc Đại.
-
Bộ tài liệu Tiếng Việt 1 - Công nghệ giáo dục (TV1 - CNGD) do GS.TSKH Hồ Ngọc Đại làm chủ biên từ áp dụng tại Trường Thực Nghiệm (Hà Nội), đến nay gần 800.000 học sinh đang theo học. Tuy nhiên, suốt 40 năm qua, bộ tài liệu này vẫn luôn thăng trầm và một lần nữa chưa biết sẽ ra sao khi mà sách giáo khoa Chương trình phổ thông mới được áp dụng cho lớp 1 vào năm 2020.
-
Kiến thức là trời biển, sự hiểu biết của con người dẫu uyên thâm đến đâu cũng chỉ bé xíu như một con kiến mà thôi. Và tại sao chúng ta lại lên án những điều đổi mới, trong khi chưa chắc đã biết nó có thật sự "không ổn" hay không?
-
GS Hồ Ngọc Đại – cha đẻ của Công nghệ Giáo dục Thực nghiệm là người gây bão trong dư luận nhiều ngày qua về phương pháp dạy Tiếng Việt. Nhưng ông nói, Công nghệ Giáo dục của ông không chỉ là chuyện dạy Tiếng Việt. Giấc mơ lớn hơn, là tạo nên một thế hệ biết mình là ai, biết mình muốn gì.
-
Theo GS Hồ Ngọc Đại, quan điểm của ông khi dạy học đều muốn trẻ em lớp 1 biết cái gì cần thực chất và nắm được cái gì phải cụ thể, rõ ràng.
-
GS Hồ Ngọc Đại cho rằng, cuốn sách ông dành tâm huyết, công phu nhất là Tiếng Việt 1 – Công nghệ giáo dục và ông không chấp, để ý những người phê phán.
-
PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng Thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho rằng, phương pháp dạy đọc của GS Hồ Ngọc Đại không chỉ khiến học trò khó tiếp nhận để phân biệt âm vị, âm tố hay là ngữ âm mà cô giáo cũng vất vả.
Xem thêm