Từ một món ăn thanh đạm phổ biến trong các mâm cỗ chay, ruốc nấm hương nhanh chóng trở thành một món ăn làm xiêu lòng nhiều chị em phụ nữ bởi hương thơm thanh đạm và vị giòn giòn, dai dai.
Chị Lê Thị Nhị (Phú Lương, Hà Đông) chia sẻ: “Cách đây chưa lâu, một đồng nghiệp trong công ty tôi mang ruốc nấm đi ăn cơm trưa. Mấy chị em cùng phòng vào “xâu xé” ăn thử thì thấy rất lạ miệng, mùi thơm của nấm cứ vấn vương mãi. Tôi bèn hỏi đồng nghiệp cách thức làm món ăn này, thậm chí bỏ cả công việc đang làm dở để vào mạng học cách làm ruốc nấm ngon. Cuối tuần đó, tôi đã làm mẻ ruốc nấm đầu tiên đãi cả nhà.”
Cũng như chị Nhị, chị Thu Mai (Thịnh Hào, Đống Đa) mê ruốc nấm ngay từ lần đầu được ăn. Chị đã “bén duyên” với ruốc nấm được nửa năm nay, từ khi được một người hàng xóm dạy cho bí quyết làm ruốc.

Phải sơ chế chân nấm thật kỹ trước khi làm ruốc
Những thành viên khác trong gia đình cũng bị món ruốc nấm quyến rũ. Chị Thu Mai khoe: “Cả nhà mình đều thích món này, nhất là em bé. Có lần, mình vừa làm xong ruốc để ra mâm cho nguội, em bé thích quá đã xông vào bốc lấy bốc để, phồng rộp cả môi.”

Phải sơ chế chân nấm thật kỹ trước khi làm ruốc
Gia đình chị Nhị cũng thế, tất cả mọi người đều thích ăn ruốc nấm, nhất là mấy “nhóc tì” rất thích bốc ruốc ăn vã khi ngồi xem ti vi, ngồi học. Đi học về là chúng lôi lọ ruốc ra để ăn với cơm nguội.
Chị Nhị hóm hỉnh kể lại lần đầu tiên làm ruốc nấm: “Lần đầu thấy vợ chăm chỉ hào hứng với món mới, anh xã chẹp miệng cười khẩy, trêu vợ chắc sắp cho ra lò một sản phẩm “thường thường bậc trung” thôi. Vì sợ làm “chuột bạch”, anh còn giao hẹn trước: “Anh không thích ăn đâu đấy!
Chị Nhị hóm hỉnh kể lại lần đầu tiên làm ruốc nấm: “Lần đầu thấy vợ chăm chỉ hào hứng với món mới, anh xã chẹp miệng cười khẩy, trêu vợ chắc sắp cho ra lò một sản phẩm “thường thường bậc trung” thôi. Vì sợ làm “chuột bạch”, anh còn giao hẹn trước: “Anh không thích ăn đâu đấy!
Thế nhưng khi mình rang ruốc, mùi thơm lan tỏa cả nhà, anh đang ngồi trên gác chơi game cũng không kìm lòng nổi, chạy xuống hỏi han. Khi nếm thử miếng đầu tiên, anh đã gật gù khen rối rít, còn xung phong… nếm tiếp.”

Thay vì giã tay, có thể xay nấm bằng máy sinh tố để tiết kiệm thời gian
Các chị chia sẻ, từ ngày biết làm ruốc nấm, bản thân các chị và các thành viên khác trong gia đình từ bỏ ruốc thịt luôn vì “ruốc nấm ăn cả ngày không ngấy, bốc ăn vã cũng thấy ngon, không bị khô như ruốc thịt, cũng có thể ăn nhiều mà không sợ béo, lại tốt cho sức khỏe nữa”.
Với những bữa ăn có quá nhiều thực phẩm công nghiệp và thừa dinh dưỡng như hiện nay, một món “chay” như ruốc nấm sẽ giúp cơ thể cân bằng mà không lo thiếu chất, vì trong nấm có khá nhiều đạm và đặc biệt giàu khoáng chất, các vitamin như C, B, D, sắt, magie và nhiều các axit amin cần thiết cho cơ thể.

Rang nấm là khâu quan trọng, phải rang liu riu nhỏ lửa để giữ được độ ẩm và vị giòn của nấm
Chị Minh Anh (Kim Liên, Đống Đa) cho hay, ban đầu vì thích ăn nên chị làm để chiêu đãi cả nhà, nhất là chiều hai em bé, rồi khi chia sẻ trên các trang mạng xã hội, bạn bè chị cũng thích và đặt hàng chị làm giúp. Chị tranh thủ hai ngày cuối tuần làm ruốc theo yêu cầu (mặn, nhạt, khô, ướt) của khách. “Lời lãi không được nhiều lắm, vì món này tuy đơn giản, nguyên liệu dễ tìm, nhưng công mất vào đấy cực nhiều, nhất là khâu sơ chế, giã, xé nấm rồi rang ruốc. Nếu trừ đi thời gian ngâm nấm (từ 7 – 10 tiếng) thì để làm một cân ruốc nấm mất gần hai tiếng đồng hồ.”

Ruốc thành phẩm

Bé Bi Bon đang say sưa "chén" ruốc nấm của mẹ

Chị em văn phòng đang thưởng thức ruốc nấm homemade
Nhiều chị em kinh doanh ruốc nấm tự làm cho biết, để làm ruốc nấm ngon, các chị phải chọn nguyên liệu thật kỹ, chân nấm phải dày, thân mập, khô, không đứt gãy và đặc biệt tối kỵ bị mốc; rồi phải ngâm, luộc nấm thật kỹ, vắt cho kiệt nước. Một số chị còn tìm cách cải biến món chay này cho đậm đà hơn bằng cách nêm nước mắm, hạt tiêu, lá chanh hoặc sả băm vào ruốc. Những biến tấu này khiến món ruốc nấm phù hợp hơn với khẩu vị từng người và đã chinh phục được nhiều thực khách khó tính.