Khu tập thể Thành Công (quận Ba Đình) được được xây dựng từ đầu những năm 1970, nay đã xuống cấp nghiêm trọng, nhất là khu nhà E6. Khu nhà được đánh giá là "có thể sập bất cứ lúc nào" này là nơi sinh sống của 75 hộ gia đình, trong đó trong đó 30 hộ chịu ảnh hưởng trực tiếp.
Ở khu E6, cầu thang như muốn tách rời khỏi tường.
Trần nhà cũng "long" ra, để lộ đoạn dầm đã cong, gỉ sét.
Chiếu nghỉ ở các tầng cũng trong tình trạng tương tự.
Bà Hoa, một cư dân sống tại tầng 5 cho rằng, ngoài lý do thời gian, việc
căn hộ nào cũng cơi nới, đua ra ngoài làm công trình phụ, thậm chí
phòng ở, khiến khu tập thể đã già nua lại phải gồng mình gánh thêm
"ba-lô". Nguy cơ sập nhà, vì thế càng cao hơn. Mặt khác, khoảng sân
chung ở tầng 1 và tầng 2, lúc trước để trẻ em vui chơi, qua thời gian đã
được "hô biến" thành chỗ giữ xe, cửa hàng và phòng riêng của các hộ
"nhanh tay" nên không gian sống lại càng bị co hẹp hơn.
Bà Hoa cho hay, trẻ con khu này không bao giờ dám chạy nhảy, nô đùa ở hành lang.
Ông Nguyễn Văn Tùng, một lão thành cách mạng sống trong khu này hơn 30 năm cho biết, từ 10 năm trở lại đây, người dân đã liên tục làm đơn gửi cơ quan chức năng kiến nghị về tình trạng nhà hư hỏng nặng, có nguy cơ sập đổ bất cứ lúc nào. Những người dân khác cũng xác nhận, hiện tượng nứt, gãy dầm, vỡ ống nước đã rải rác xuất hiện từ năm 2004, và năm 2013 này là nghiêm trọng nhất.
Trong nhà ông Tùng, dấu hiệu nứt, nghiêng không rõ bằng ở ngoài.
Khu giữa nhà C8 cũng được "nẹp" cẩn thận. Dễ thấy, chung quanh các nhà đều làm "ba-lô" để tăng diện tích.
Vết "xé" ngang tầng 3 khu C8 như tách hẳn ban công với khu nhà.
Dây diện chằng chịt giăng mắc cạnh ống nước. Người dân còn hồn nhiên phơi quần áo trên cáp viễn thông.
Một "ba-lô" ở tầng 2.
Những vết rách lớn trên trần nhà vẫn tồn tại...
...như bất chấp những thanh thép gia cố.
Nhiều chỗ, bê tông đã sạt lở, chỉ còn lại cốt thép.
Nước từ trên ngấm xuống, đọng thành giọt...
...trên những bức tường đầy rêu.
Công nhân đang gia cố tầng 5 - tầng nguy hiễm nhất nhà E6.
Biển báo nguy hiểm được dán khắp nơi trong tòa nhà, nhắc mọi người cẩn trọng.
Khu tập thể Hàng Bài, Hồng Hà: xập xệ nhất phố cổ
Ngoài một số khu đã được đập đi xây mới, khu E6 Thành Công và C8 Giảng Võ được gia cố, không ít khu tập thể có tuổi đời vài chục, thậm chí cả trăm năm vẫn trong tình trạng xuống cấp nghiêm trọng, chực sụp xuống bất cứ lúc nào.
Khu tập thể 23 Hàng Bài (tập thể Bưu điện) cách Hồ Gươm vài trăm mét là một ví dụ. Được đưa vào sử dụng hơn 60 năm nay (từ năm 1942), khu tập thể này được xếp vào loại xập xệ bậc nhất thủ đô với lối vào các nhà, cầu thang chật hẹp. Những búi dây điện mắc loằng ngoằng vắt từ nhà này sang nhà khác như "phụ họa" thêm cho sự tồi tàn và xuống cấp của khu tập thể này.

Hành lang khu tập thể Hàng Bài hẹp, đầy những dây điện.
Cũng nằm trong địa bàn quận Hoàn Kiếm, khu tập thể gỗ ở phố Hàm Tử Quan và khu tập thể số 14, 16 phố Vọng Hà được xây dựng từ những năm 50 - 60 của thế kỷ trước luôn được nhắc đến như những địa bàn trọng điểm về nguy cơ sập và cháy nổ. Sập nhà thì chưa có ghi nhận, nhưng chỉ trong vòng 10 năm trở lại đây, khu vực này đã xảy ra 4 vụ cháy và mới đây nhất là vụ cháy nhà B8 Hàm Tử Quan vào cuối tháng 8/2012.

Một "chuồng cọp" làm bằng cót ép ở khu tập thể Hồng Hà.
Ngoài những "điểm đen" đã nói ở trên, tại hầu hết các khu tập thể cũ ở Hà Nội nằm rải rác ở các quận đều đã ở trong tình trạng cũ kỹ, xuống cấp đến mức đáng lo ngại, có thể kể ra như khu tập thể Nguyễn Công Trứ, khu tập thể 8/3 (quận Hai Bà Trưng), khu tập thể E4, Đại học Y Hà Nội, khu tập thể Kim Liên, khu tập thể Văn Chương (quận Đống Đa), khu tập thể Nghĩa Tân (quận Cầu Giấy), khu tập thể P16A Thụy Khuê (quận Tây Hồ), khu tập thể Viện Hóa (Từ Liêm)…
Sống trong sợ hãi, dân tiến thoái lưỡng nan
Ở trong những khu tập thể như lô cốt, chung quanh bị bao vây bởi các "ba-lô", ngột ngạt, bí bức và luôn bị hiểm nguy rình rập bởi những bức tường bong tróc vôi vữa, những trần nhà trơ lại khung sắt hoen gỉ có thể sập bất cứ lúc nào, đa phần người dân chia sẻ, họ đang "sống trong sợ hãi”.
Dù sợ hãi, người dân khu E6 Thành Công vẫn bám trụ nhà cũ.
Để chắc ăn, nhiểu người chọn cách đội mũ bảo hiểm khi lên nhà.
Tại khu C8 Giảng Võ, người dân vẫn sống cùng với nỗi lo nhà sập.
Trên đầu họ, những mảng trần đã bong gần hết vữa.
Những người có lợi ích từ khu tập thể như bà cụ này không muốn chuyển chỗ ở.
Đáng lo nhất là những đứa trẻ, chúng lớn dần trong nỗi sợ hãi về nguy cơ sập nhà...