Bác sĩ Jonathan Halevy không khỏi ngạc nhiên khi biết trên 80% trẻ em Việt Nam dùng sữa công thức và tivi lúc nào cũng ra rả quảng cáo để "tẩy não" người tiêu dùng.
Cuộc chiến thị trường sữa ngày càng nóng, cả về giá cả và chất lượng. Qua khảo sát thị trường, có rất nhiều mẹ và gia đình có tâm lý lựa chọn sữa tươi từ nước ngoài đặc biệt là các loại sữa tươi xuất xứ từ các nước có truyền thống chăn nuôi bò sữa như: Úc, New Zealand, Ba Lan, Đức, Pháp… với mong muốn mang đến dinh dưỡng tối ưu cho người thân của mình.
Trong tuần qua, liên tiếp hai thông tin về sữa gây hại cho sức khỏe. Thứ nhất: kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm an toàn vệ sinh thực phẩm quốc gia cho thấy trong mẫu sữa Aptamil (nhập từ Anh) có hàm lượng nhôm từ 3,0-3,44mg/kg và thứ hai: Trung tâm Dịch vụ phân tích - thí nghiệm (Sở Khoa học-công nghệ TP.HCM) đưa ra cảnh báo, nhiều loại sữa ký có chứa chất trans-fat, loại chất có hại cho sức khỏe tim mạch.
Theo nhiều chuyên gia, đây hoàn toàn là "tâm lý sính ngoại", vì dù mang nhiều nhãn hiệu khác nhau thì sữa công thức nhìn chung vẫn có thành phần giống hệt nhau.
Trong một siêu thị ở Đức, khách du lịch đến từ Trung Quốc chất đầy các hộp sữa ngoại dành cho trẻ em vào những túi du lịch to. Một phụ nữ còn cho biết sẽ lấy nhiều nữa nếu như việc vận chuyển dễ dàng hơn vì sữa ở đây vừa rẻ mà chất lượng lại tốt.
Hầu hết các loại sữa có nguồn gốc nhập khẩu về VN được bán với giá gấp 3-4 lần giá nhập. Nhiều người mua sữa đắt tiền vì cho rằng đó là một trong những tiêu chí đánh giá chất lượng sữa, nhưng thực chất lại phải trả tiền phần lớn cho hoa hồng, quảng cáo.
Hàng loạt nhãn hiệu sữa nhập khẩu đã tăng giá bán lẻ rất mạnh với các lý do: thay đổi bao bì, nguyên liệu tăng... Thế nhưng, qua tìm hiểu của PV, giá sữa nhập khẩu một số loại không tăng và đang ở mức rất thấp.