Việc trừ tỉ lệ lương hưu chỉ áp dụng đối với những người hưởng chế độ hưu trí trước độ tuổi quy định do bị suy giảm khả năng lao động, không phân biệt trong hay ngoài nhà nước, đang bảo lưu hay đang tham gia BHXH, trừ trường hợp có thời gian làm trong môi trường nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm từ đủ 15 năm trở lên.
BHXH TP Hà Nội cho biết hiện Hà Nội là địa phương có tỉ lệ chậm đóng BHXH, BHYT cao nhất nước, với số tiền hơn 5.253 tỉ đồng (chiếm 8,17% so với số phải thu).
Theo quy định hiện nay, nếu người lao động (NLĐ) tham gia BHXH đủ 35 năm đối với nam, 30 năm đối với nữ, khi đến tuổi nghỉ hưu sẽ được hưởng 75% lương mỗi tháng. Tỷ lệ hưởng này khá cao, song nhiều trường hợp NLĐ do có mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) thấp, thời gian đóng ngắn, nghỉ hưu trước tuổi nhiều, nên sẽ có mức hưởng lương hưu thấp khi về hưu.
Điều 54 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 được sửa đổi bởi điểm a khoản 1 Điều 219 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động đủ tuổi và có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu.
Theo nhiều bạn đọc, vấn đề đặt ra là làm sao nâng cao mức lương hưu khi người lao động về hưu phải đảm bảo cuộc sống tối thiểu, thay vì tìm cách cắt giảm quyền lợi của họ.
Để giúp người lao động (NLĐ) có lựa chọn đúng với bản thân, tình huống dưới đây sẽ so sánh trường hợp NLĐ nhận bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần với việc nhận lương hưu hằng tháng.
Theo số đông bạn đọc Báo Người Lao Động, Bộ LĐ-TB-XH nên tính toán thật kỹ các nhóm chính sách để làm sao khi người lao động đóng đủ năm thì lương hưu phải đủ sống khi về già, thấp nhất cũng phải bằng lương tối thiểu vùng.
Tại buổi đối thoại của Thủ tướng Chính phủ với công nhân, Bộ trưởng LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung cho biết Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi trình Quốc hội tới đây sẽ rút dần thời gian đóng xuống 15 năm và tiến tới có thể 10 năm để được hưởng lương hưu.