Nhóm chất béo bao gồm dầu, vừng, lạc, bơ, ...
Rau mùng tơi
Phụ nữ sau khi sinh ít sữa, ăn rau mồng tơi sẽ nhiều sữa hơn. Trong rau mồng tơi có các vitamin A3, B3, chất saponin, chất nhầy và chất sắt nên rất tốt cho sản phụ…
Cà chua
Trong cà chua có rất nhiều chất xơ, vitamin C, E, K, B1, B6, B2, B3, chất sắt, mangan, kali và rất nhiều chất khác có lợi cho sức khỏe.
Vì vậy phụ nữ đang trong thời gian cho con bú được khuyên nên ăn càng nhiều cà chua càng tốt để tăng lượng lycopene trong sữa mẹ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng sử dụng các sản phẩm làm từ cà chua như nước sốt cà chua sẽ tăng lượng lycopene trong sữa mẹ nhiều hơn ăn cà chua tươi.
Ngó sen
Rong biển
Rong biển rất giàu chất dinh dưỡng. Ngoài thành phần đạm rất cao rong biển còn chứa rất nhiều khoáng chất, các yếu tố vi lượng và vitamin, trong đó nổi bật là iốt ( yếu tố vi lượng tối cần thiết cho tuyến giáp), canxi với hàm lượng cao hơn trong sữa, vitamin A cao gấp 10 lần trong bơ, vitamin B2 gấp 7 lần trong trứng, vitamin C, E cao gấp nhiều lần trong rau quả.
Quả sung
Trong 100g quả sung có chứa protein 1g, chất béo 0.4g, đường 12.6g, Ca 49mg, P 23mg, Fe 0.4mg, caroten 0.05mg, dẫn xuất không protein 12.3g, khoáng toàn phần 3.1g. Quả và lá non rất tốt cho sản phụ, có thể ăn sung muối, luộc hoặc nấu canh, nấu cháo...
Ngược lại, một số thực phẩm dưới đây có thể làm ảnh hưởng đến nguồn sữa mẹ đó là: dầu mỡ động vật, gia vị, đồ chua cay, đồ lạnh khiến trẻ bú sữa mẹ dễ bị đi ngoài, và người mẹ sau này dễ bị hậu sản.
Sản phụ cũng không nên uống bia. Vì bia được tạo ra chủ yếu từ đại mạch. Mạch nha của đại mạch lại có tác dụng ức chế việc tiết sữa và tái tạo sữa. Người muốn tắt sữa sau khi cai sữa thì mới nên uống nhiều bia.
Ngoài việc quan tâm đến dinh dưỡng bữa ăn, người mẹ cần chú ý uống nhiều nước trong ngày, nghỉ ngơi hợp lý, tránh căng thẳng lo âu để duy trì nguồn sữa quí giá cho trẻ.