Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương cho biết hồi 13 giờ ngày 25/11, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,3 độ Vĩ Bắc; 107,1 độ Kinh Đông, trên bờ biển các tỉnh từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre.

Bão số 9 dù suy yếu thành áp thấp nhưng đã làm TP.HCM chìm trong biển nước.

Kẹt và ngập kinh hoàng.
Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 6-7 (40-60km/giờ), giật cấp 9. Bán kính gió mạnh cấp 6, giật cấp 8 khoảng 70km.
Ngập kinh hoàng ở TP.HCM sau bão số 9, người dân ngao ngán tát nước trong nhà ra ngoài.
Dự báo trong 12 giờ tới, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc mỗi giờ đi được 5-10km, đi sâu vào đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre với cường độ mạnh cấp 6-7, giật cấp 9. Sau đó suy yếu thành vùng áp thấp.

Người dân bị hạn chế tầm nhìn, phải bật đèn giữa ban ngày.
Đến 01 giờ ngày 26/11, vị trí trung tâm vùng áp thấp ở khoảng 11,1 độ Vĩ Bắc; 105,9 độ Kinh Đông, ngay trên khu vực biên giới các tỉnh miền Đông Nam Bộ và Cam-pu-chia.

Kẹt xe và chết máy, một số người đã bỏ xe đi bộ.

Khu vực đường Xô Viết Nghệ Tĩnh (quận Bình Thạnh).
Sức gió mạnh nhất ở trung tâm vùng áp thấp giảm xuống dưới cấp 6 (dưới 40km/giờ). Tuy vậy rủi ro thiên tai vẫn ở cấp độ 3.
Tại TP.HCM, chiều và đêm nay sẽ có mưa to đến rất to (100-200mm) và có khả năng xảy ra lốc xoáy.

Gió thổi rất mạnh trên cầu Bình Lợi.

Nước tràn vào các hàng quán.
Trên các tuyến đường nội thành, tình trạng ngập úng đã xuất hiện và nước ngày một dâng cao, xe cộ đi lại rất khó khăn.

Nhiều dãy trọ cũng ngập khủng khiếp.

Tình trạng này khiến chủ trọ phải thuê máy bơm nước ra cống để giải nguy.

Anh Phương chọn cách đóng ván chắn nước.
Nước bắn vào mặt gây khuất tầm nhìn. Nhiều nơi nước dâng cao, đã có phương tiện chết máy giữa đường phố như sông.
Chị Lê Thị Thúy (36 tuổi, ngụ quận Bình Thạnh) chia sẻ, tình trạng ngập ở khu vực này không hiếm nhưng việc mưa dai dẳng từ tối qua đến chiều nay thì không thường gặp.

Hộ này thì hứng kèm tát nước.
"Bão đến thì mình phải chịu. May là khu vực trung tâm không ảnh hưởng nhiều. Tôi ở nhà và không cho con cái ra đường hết ngày hôm nay để giữ an toàn" - chị Thúy chia sẻ.

Người người cho biết chưa từng thấy bão gây ngập nặng ở Sài Gòn.
Tại khu vực Thanh Đa (quận Bình Thạnh), hàng chục hộ dân sống tại các khu chung cư cũ đã lâm vào tình trạng dở khóc, dở cười vì nước tràn lênh láng trong nhà.
Anh Phương (40 tuổi) cùng vợ hì hục đóng những miếng ván dày lại với nhau để ngăn nước. Theo anh đây là là đầu tiên trong hai năm nước mới dâng nhiều như vậy.
Còn bà Kim Anh (61 tuổi, ngụ lô E, chưng cư Thanh Đa) thì hì hục tát nước, trong khi xe hủ tiếu của bà đã ế ẩm vì mưa từ sáng đến giờ không có ai ghé ăn.

Tình cảnh của bà Kim Anh.
"Hơn 30 năm sống ở Sài Gòn, đây là lần đầu tiên tôi thấy bão vào làm ngập nghiêm trọng khu này như vậy" - bà nói.
Trên tuyến đường Phạm Văn Đồng, đoạn từ quận Bình Thạnh và Gò Vấp, dù mưa rất lớn nhưng trong ngày cuối tuần, lượng xe lưu thông không bị ùn ứ nhiều. Tuy nhiên gió thổi rất mạnh khiến nhiều người phải vừa chạy xe vừa giữ chặt áo mưa.

Tại đại lộ Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp).

Đi bộ còn nhanh hơn đi xe.

Xe chết máy tại cầu Bình Triệu (quận Bình Thạnh).
Vì mưu sinh, bà Sang (51 tuổi) phải bán áo mưa dạo tại khu vực đường Phạm Văn Đồng (quận Gò Vấp). Bà cho biết từ hôm qua đến nay đã bán được gấp 3-4 lần bình thường. Dù nghe có bão nhưng người phụ nữ tin là sẽ không ảnh hưởng nhiều nên vẫn quyết định đi bán kiếm lời.
Tại đường Nguyễn Văn Linh (huyện Bình Chánh), cây cổ thụ ngã đã đè một người đàn ông tử vong khi lưu thông trên đường.

Người bán cá ở đường Nguyễn Xí ế ẩm.
Nhiều chuyến bay đáp xuống sân bay Tân Sân Nhất trong chiều nay đã phải qua ngược trở lại Nha Trang vì tình hình thời tiết xấu.

Người dân thở dài bất lực nhìn nước từ từ tràn vào nhà.
Tình trạng ngập cũng xảy ra trên nhiều tuyến đường ở các quận Thủ Đức, quận 9, Bình Tân... Người dân nên cân nhắc khi muốn ra đường vào thời điểm hiện tại.
Theo cơ quan chức năng, nếu tình trạng mưa lớn kết hợp triều cường kéo dài, khả năng TP.HCM sẽ tiếp tục ngập lụt trên diện rộng.

Cảnh kẹt xe khủng khiếp vẫn còn kéo dài.
Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới suy yếu từ bão số 9, ở vùng biển từ Nam Bình Thuận đến Bến Tre chiều và tối nay có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Biển động. Sóng trên biển cao từ 2-4m.
Cảnh báo gió mạnh trên đất liền: Trên đất liền các tỉnh từ Bình Thuận đến Bến Tre chiều và tối nay có gió mạnh cấp 6-7, giật cấp 8. Sâu trong đất liền các tỉnh Đông Nam Bộ có gió giật mạnh và khả năng lốc xoáy trên toàn bộ khu vực Nam Bộ.

Xe máy và xe hơi giành nhau luồn lách trên đường.
Từ nay đến 28/11, trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận, các tỉnh miền Đông Nam Bộ và khu vực Tây Nguyên xuất hiện một đợt lũ. Đỉnh lũ trên các sông từ Quảng Trị đến Bình Thuận phổ biến ở mức BĐ2-BĐ3, các sông nhỏ lên trên BĐ3; các sông ở khu vực Tây Nguyên ở mức BĐ1-BĐ2.
Nguy cơ cao xảy ra lũ lớn cục bộ, lũ quét, sạt lở đất vùng núi, ngập lụt vùng trũng thấp, đô thị tại các tỉnh trên. Rủi ro thiên tai ở cấp độ 2-3.