Ngay sau khi Tổng thống Mỹ Barack Obama đặt chân tới Việt Nam vào tối ngày 22/5, công chúng
đổ dồn sự chú ý vào nhất cử nhất động của ông suốt 24h qua. Có rất nhiều bức
ảnh đẹp ghi lại khoảnh khắc ông thân thiện vẫy chào, bắt tay, chụp ảnh với người
dân. Tuy nhiên, trong số đó có một bức ảnh ông Obama đứng giữa đoàn nghệ sĩ trẻ
đang gây tranh cãi nảy lửa trong cộng đồng mạng, vì nó được đem ra để minh hoạ
cho một thói quen "xấu xí" của chúng ta bây giờ - đó là chụp ảnh tự sướng mọi lúc
mọi nơi.
Hiếu Orion - một “hot facebooker” chuyên có những bài viết sâu sắc theo phong cách châm biếm đã “bắt sóng thời sự” khá nhanh khi post một status khá dài nhân sự kiện ông Obama tới thăm Việt Nam. Và điều quan trọng là anh… lấy đúng bức ảnh ghi lại khoảnh khắc mấy chục nam thanh nữ tú quay lưng chĩa điện thoại vào Tổng thống Mỹ để tự sướng, gây ra làn sóng phản ứng dữ dội đủ 4 phương 8 hướng từ phía cư dân mạng.

Status đang gây "bão" đi kèm bức ảnh chụp nhóm người chen nhau chụp cùng Tổng thống Obama trong sự kiện nghệ thuật tối ngày 23/5.
“Ôi zời ơi...
... cái ảnh này là cái ảnh đặc trưng nhất của cái xã hội Online này ! Nó là thứ
mà tôi muốn nói với các bạn: Ngưng sống ảo đi !
- Cái mạng xã hội đã khiến các bạn Quay Lưng vào người các bạn Yêu thích (theo
đúng nghĩa ĐEN) đó là khi gặp mặt người mà chúng ta hâm mộ thì thay bằng việc
nhìn thẳng vào họ và nở một nụ cười và nói lời chào mừng, thì chúng ta quay lưng vào họ và tự sướng !
- Các bạn sẽ có được một bức ảnh để kỷ niệm mãi mãi
về sau, nhưng các bạn đánh lỡ một sự giao tiếp thực sự, đánh lỡ một cảm xúc trải
nghiệm thực sự... muốn có bức ảnh đó thì sao không dùng photoshop mà lồng ảnh đang ôm Obama cho sướng
hẳn đi !? Hay là còn có cái để khoe với bạn rằng: tôi đã gặp Obama? Trong khi
bản thân chỉ là "tôi đã quay lưng lại Obama, người tôi yêu thích".
Không sai khi ai đó nói: "Facebook giúp bạn
kết nối những thứ ở xa, nhưng đang kéo xa dần những thứ bạn đang có - ở ngay
gần và trong tay bạn".
- Giao thừa, Ai đó đã phải chen chúc hàng tiếng trời để
có được một chỗ xem pháo hoa, ấy thế mà khi pháo hoa bắt đầu nổ - họ lại lôi
ngay smartphone ra và cắm đầu vào quay... mà quên cả cái cảm xúc hân hoan năm
mới với những âm thanh rộn ràng (vì họ đang tập trung để máy quay không rung).
- Đi xem chương trình ca nhạc, tiếng nhạc rất hay, và đôi
khi chỉ khi bạn nhắm mắt... hoặc thả hồn mới cảm nhận được hết cảm xúc đó -
nhưng lúc đó bạn đang mải quay, chụp... để lưu lại về xem ư? Xem được trăm lần
trên điện thoại không bằng xem được một lần trên thực tế (nhưng bạn lại đang
đánh mất cảm xúc thực sự đó một cách phù phiếm).
- Lâu ngày gặp nhau, chỉ có 1 tiếng trò chuyện... nhưng
bạn đã mất 50 phút để chụp ảnh, sửa ảnh và check in. Và sau buổi chia tay, bạn
chả nhớ nổi mặt của đứa bạn thân lâu ngày không gặp...
Muốn lưu lại mãi mãi ư? Không đâu, ảnh hay phim... đó
cũng chỉ là ảo giác. Giống như Yêu ai đó, chỗ giữ lại bền vững nhất: đó là
trong ký ức ! Ghi dấu trong đó là nơi đẹp nhất và trang trọng nhất...
Và ký ức giúp chúng ta hành động tử tế hơn, yêu thương nhau hơn, tôn trọng từng
phút giây cuộc sống hơn...
Dừng chụp và Dừng check-in đi!
Nhìn thẳng vào mắt nhau, cười một nụ cười thật sự đi...”.
Status
vừa thẳng thắn vừa châm biếm này đã và đang châm ngòi cho một "cuộc chiến
bàn phím" dữ dội trong cộng đồng mạng.
Chỉ sau 6 giờ đăng tải, đoạn status trên đã nhận được hơn 21 ngàn lượt like,
2000 lượt share và hàng ngàn bình luận nối tiếp nhau không ngừng nghỉ.
Chủ nhân của status trên ban đầu post lên với mục đích truyền tải thông điệp đến cư dân mạng là “Hãy ngưng sống ảo đi!”, nhưng có vẻ như rất nhiều người chỉ tập trung sự chú ý vào bức ảnh chụp người đàn ông quyền lực nhất nước Mỹ, thay vì suy ngẫm lời nói của “khổ chủ”. Nội dung chính mà tác giả Hiếu Orion muốn nói là lên án thói quen chụp ảnh tự sướng, check – in mọi lúc mọi nơi của giới trẻ bây giờ, ai cũng lăm le smartphone trên tay để “không bỏ lỡ mọi khoảnh khắc cuộc sống”.
Anh đã chỉ ra những hậu quả đáng buồn của việc “sống ảo”, trong đó có việc chúng ta đang dần để mất đi cảm xúc tự nhiên của con người, “chẳng ai chịu sống thật với bản thân, mà cứ sống theo những người xung quanh”. Chúng ta đang chọn trở thành những cái cây quang hợp bằng bức xạ công nghệ, thay vì quang hợp bằng ánh nắng mặt trời.
Thay vì một thế giới tự nhiên luôn có sự giao tiếp thuần tuý, chúng ta đã biến nó thành thế giới trong bàn phím. Dường như ai cũng thích dành cả ngày lướt facebook, instagram... thay vì ra ngoài hít thở không khí trong lành, làm việc hiệu quả, và gặp gỡ những người khác.
Nếu cứ
"sống ảo" mãi như thế, chúng ta khác gì robot
đâu? Thử tưởng tượng 1 ngày, ngoài phố không có ai ngoài cây cối im lìm xào
xạc, không ai bán đồ ăn, không ai mở cửa bán hàng, không có những sân khấu biểu
diễn ca nhạc... vì ai cũng ngồi 1 chỗ ôm máy tính, điện thoại, cuộc sống gói
gọn trên 1 cái màn hình vô tri vô giác thì thật kinh khủng.

Thông điệp "Ngưng sống ảo" khiến cộng đồng mạng sôi sục tranh cãi, nhưng có vẻ như bức ảnh này còn khiến mọi người... sôi sục hơn!
Không chỉ giới trẻ, gần như xã hội ngày càng trở thành những con người của internet và 3G. Rủ nhau đi café ai cũng cắm đầu lướt điện thoại, thỉnh thoảng cười nhau vì cái gì đó trên facebook. Gặp tai nạn ngoài đường, check-in. Vô tình thấy con cún nhà ai đó cười, check-in. Gặp người nổi tiếng, check-in, ví dụ như chính trường hợp đoàn nghệ sĩ trẻ chen lấn xô đẩy để chụp “ké” với tổng thống Obama, bất chấp mọi thứ xung quanh, bất chấp việc nên giữ hình ảnh trang trọng khi tiếp đón một yếu nhân như thế…
Tóm lại là cuộc sống của
chúng ta thay đổi quá nhiều khi công nghệ phát triển, nhưng đáng buồn là nó không đi theo hướng tích cực, mà lại
được tận dụng cho những mục đích tầm phào, vô bổ, lãng phí thời gian. Thay vì bắt
tay nhau, trò chuyện, cười nói trực tiếp, tương táckiểu
truyền thống, chúng ta lại bày tỏ mọi cảm xúc của mình bằng những biểu tượng,
nút bấm vô tri vô giác trên các ứng dụng điện thoại. Nhiều người vẫn lên án việc
"sống ảo" một cách hài hước rằng: like share có mài ra ăn được không?
Quay trở lại với bức ảnh gây tranh cãi nói trên, có rất nhiều luồng quan điểm khác nhau, thể hiện hàng trăm cách hiểu khác nhau về ý nghĩa đằng sau nó. Thực ra mục đích ban đầu của người viết status là dùng hình để minh hoạ thôi, nhưng thật tai hại là nó mang nhiều ý nghĩa tiềm ẩn thật sâu sắc, "chuẩn" vấn đề trong thông điệp "Ngưng sống ảo". Và dưới bàn tay siêu đẳng của các "anh hùng bàn phím", có vẻ như sự việc ngày càng đi quá xa.
Nhiều người tỏ ra không đồng
tình với cách lên án của chủ nhân status khi bảo mọi người đang “quay lưng vào
thần tượng”, phản đối khá gay gắt khiến chủ nhân status cũng "xắn
tay" nhảy vào tranh luận liên tục. Bạn Quốc Thắng nói: “Bản thân ngài tổng thống rất
hoà đồng, và cho phép mọi người chụp ảnh cùng mình một cách gần gũi như thế. Tại
sao phải áp đặt suy nghĩ cứng nhắc của mình lên tất cả những người khác rằng họ
sống ảo?”.
Nickname Giáp Nguyễn thì chia sẻ thẳng
thắn:
Giữa "búa rìu dư luận", cô gái Phuong Linh Nguyen là một trong số ít những người nhìn nhận câu chuyện một cách toàn diện, chứ không chăm chăm mổ xẻ bức ảnh: “Thật ra em thấy anh nói không đúng hẳn nhưng đúng với tấm ảnh này. Nhìn bác Obama khổ quá. Thể hiện rõ văn hoá bon chen mất lịch sự của người mình, chỉ cần xong việc của mình mà không cần nghĩ đến xung quanh đang hổ lốn thế nào, như phương Tây chắc họ đã sắp xếp để có bức ảnh chung không lố nhố thế này”.
Còn vân vân và vân vân
những ý kiến tranh cãi nổ trời của cư dân mạng, lời qua tiếng lại hết chuyện ảnh
rồi sang tới nội dung cái status “động chạm tới cả mạng xã hội”. Tạm kết là cái
gì cũng có mặt trái của nó, giao tiếp rộng trên mạng cũng tốt, nhưng hậu quả của
việc “nghiện” facebook, smartphone thì quá rõ ràng và nhiều điều đáng buồn xảy
ra trong thực tế. Vậy nên chúng ta cần học cách selfie đúng chỗ, “sống ảo” đúng giới hạn: