Trong buổi gặp gỡ Chủ tịch tỉnh Thừa Thiên - Huế, nữ nhân viên môi trường bật khóc khi kể chuyện bị chủ nhà xúc phạm, xua chó tấn công khi đến thu phí.
Từ tháng 8/2019, UBND huyện Cát Hải tiến hành triển khai thực hiện phương châm nói không với túi nylon khi bán hàng. Phong trào này nhận được nhiều sự ủng hộ của cộng đồng, thế nhưng thực tế các tiểu thương và người dân tại quần đảo du lịch này thực hiện ra sao, dưới đây là ghi nhận của chúng tôi về sự việc này.
Bên cạnh việc treo, đặt các loại biển báo, công ty môi trường Hà Nội còn bí mật đặt camera ghi hình, chụp ảnh hành vi đổ rác thải bừa bãi nhằm có được chứng cứ bàn giao cho lực lượng chức năng quận Hoàn Kiếm "phạt nguội". Mức phạt được ấn định 7 triệu đồng.
Hình ảnh người đàn ông với dáng người gầy gò, tay cầm ly nước uống để xua tan cái nắng nóng giữa trời trưa đổ lửa, ngồi nghỉ ngơi ngay bên vệ đường sau khoảng thời gian lao động cực nhọc để thu dọn rác thải dưới cống thoát nước khiến nhiều người xúc động.
Mới đây, trên mạng xã hội xuất hiện bài viết ghi lại hình ảnh một tấm băng rôn căng trên tường, có hình ảnh và tên tuổi của những người được cho là đã lén vứt rác bừa bãi khiến nhiều người bàn tán xôn xao với những ý kiến trái chiều.
Nếu bạn không phải người Đài Loan, chắc chắn bạn sẽ cảm thấy công việc đổ rác là điều khó khăn nhất ở đây vì chúng đòi hỏi sự phân loại quá phức tạp và có thể "ăn phạt" nếu không chịu làm.
Bức ảnh giản dị và hành động ấy cũng bình thường thôi, nhưng sự tương phản giữa đôi chân còn lấm lem bụi và chiếc dép đặt ngay ngắn bên ngoài bãi cỏ đã khiến nhiều người thích thú.