Xả nước có váng mỡ xuống hệ thống thoát nước chung của thành phố, ngoài việc bị phạt 1,5 triệu đồng, chủ quán bún, miến ngan ở Hà Nội còn phải tự nạo vét, hoàn trả đoạn rãnh thoát nước, ghi, ga thoát nước chung về nguyên trạng ban đầu, dưới sự giám sát của Xí nghiệp thoát nước.
Sau 8 năm kể từ ngày khởi công, đường cống ngầm dài 15km của dự án Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá đã hoàn thiện, chuẩn bị hồi sinh các dòng sông chết ở Hà Nội.
Cùng với việc đầu tư các nhà máy, trạm xử lý nước thải, nâng tỷ lệ xử lý nước thải đô thị trên địa bàn, giảm lượng nước thải chảy trực tiếp ra sông, nhiều năm nay, thành phố Hà Nội cũng thực hiện các dự án nạo vét, bổ cập nước cho các dòng sông với mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng, nhưng đến nay vẫn chưa đạt kết quả như mong đợi.
Theo báo cáo của cơ quan chức năng Hà Nội, hiện thành phố mới xử lý đạt gần 30% trong tổng số khoảng 1 triệu mét khối nước thải mỗi ngày trên địa bàn, trong khi nhiều trạm xử lý nước thải đầu tư xong bỏ hoang, nhiều dự án chưa được đầu tư, nhiều khu đô thị chưa có trạm xử lý, nước thải đổ thẳng ra sông, hồ Hà Nội.
Từ ngày 1-1-2022, phí bảo vệ môi trường được thay bằng giá dịch vụ thoát nước và xử lý nước thải. Theo đó, người dân TP.HCM sẽ đóng "phí thoát nước" thay vì phí bảo vệ môi trường như hiện nay.
Tại giao ban báo chí Thành ủy Hà Nội chiều 16/6 vừa qua, Phó Giám đốc Sở Xây dựng Hoàng Cao Thắng cho biết, đến nay không thấy đơn vị Cty Môi trường Việt Nhật (JVE) phản hồi thông tin liên quan yêu cầu của thành phố Hà Nội. “Chúng tôi hiểu là công ty đã từ bỏ”, ông Thắng nói.
Trưa 14/10, trả lời phóng viên, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) Hoàng Văn Thức cho biết, theo phản ánh của người dân phát hiện có 1 xe tải 2,5 tấn lớn đã đổ trộm dầu thải vào địa bàn huyện Kỳ Sơn, tỉnh Hòa Bình.