Những hình ảnh cận cảnh này chắc hẳn khiến nhiều người rùng mình, nhất là những bậc phụ huynh có con nhỏ:

Rất nhiều kén trắng trên miếng thịt sống...

Một lượng lớn thịt này được chế biến cho hàng trăm trẻ nhỏ ăn...

Ngay cả khi thịt đã được chế biến và nấu chín, vẫn xuất hiện nhiều hạch nhỏ, màu trắng dễn nhận thấy bằng mắt thường.

Thậm chí có thể dễ dàng dùng tay tách những hạch này ra khỏi miếng thịt.
Cách nhận biết thịt lợn nhiễm sán lợn:
- Thịt nhiễm sán lợn có các ấu trùng hình bầu dục, lớn nhất có thể dài tới 9mm, màu trắng đục, bên trong chứa dịch thể và đầu sán.
- Những ấu trùng này ký sinh ở các cơ hay động nhiều của lợn như cơ gốc lưỡi, cơ đùi sau. Có thể nhận biết thịt lợn nhiễm sán bằng cách nhìn ở những cơ vận động nhiều như cơ gốc lưỡi, cơ đùi nếu có sán sẽ có những hạt như hạt gạo nếp (ấu trùng sán tập trung thành từng bọc), thậm chí nếu mật độ nhiều khi cắt thịt có thể làm rụng những trứng ấu trùng này ra ngoài.
- Với lợn nhiễm sán, ấu trùng thường nằm trong lưỡi, cơ nhai, cơ cổ, cơ lưng, cơ sườn, cơ tim. Ấu trùng có màu trắng, hình bầu dục, kén màu đục to bằng hạt đậu tương. Trong kén có dịch thể, trên thành nang kén có một hạt cứng, rắn, màu trắng, to bằng hạt vừng.
Khi phát hiện ra thịt lợn gạo thì nên vứt bỏ, không nên ăn để phòng nhiễm bệnh. Các ấu trùng sán này nếu thịt lợn chưa chín có thể đi vào cơ thể và phát triển. Nếu thịt nấu chín thì đã bị mất tác hại, chỉ là những độc tố của ấu trùng này gây ra, nặng nhất thì có thể gây rối loạn tiêu hóa nhưng thịt này cũng đã bị mất dinh dưỡng, mất ngon, không nên giữ.