Đừng tưởng chỉ Hà Nội mới có đặc sản, Sài Gòn cũng có "cơm chửi" đó nghe!
Ai bảo bún chửi Hà Nội vang danh thế giới, xếp hàng dài tự phục vụ để nghe những lời "mắng mỏ" là độc nhất vô nhị. Muốn nghe không, ra quán cơm bình dân, Sài Gòn chửi cho mà nghe.
"Trưa nắng chang chang, hai thằng
tour guide vô quán cơm bình dân ven đường kiếm miếng cơm dằn bụng
…
Ăn
chi đây hai huynh?
Một
thịt kho hột vịt, một cá kèo kho tộ !
Uống
gì đây?
Một
nước suối A, một chai trà xanh B!
Ông
chủ quán, mình xăm loang lổ, mặc cái quần lửng xệ gần tụt khỏi đít, áo ba lỗ lững
thững ra nói:
Cơm
đủ rồi hen, canh khuyến mãi hổng lấy tiền! Còn nước uống thì đ* m*, mấy ông văn
phòng mà hổng biết gì hết trơn! Nước suối A là cái q*** gì, người ta lấy nước
phông tên đóng chai cho mấy ông uống chớ gì? Trà xanh B nhiễm chì trên mạng nói
đầy, cả thế giới biết mà mấy ông đ** biết! Trà đá miễn phí uống thì uống, hổng
uống thì đi chỗ khác mua, ở đây hổng bán.
Để
tiền đó mua giùm bà già kia tờ vé số kìa. Mà đ* m*, mua làm phước thôi, đ**
trúng đâu!
(Hai
thằng quay qua thấy bà già, già ơi là già lưng còng, cầm sấp vé số mời…)
Ngoại!
Ngoại ăn cơm chưa? Con mời ngoại dĩa cơm?"
Chủ
quán bụng phệ xăm mình lại xía vô:
Hai ông trả thêm mười ngàn thôi tui làm cho bả dĩa cơm chớ hỏi gì! Cứ kêu ra người ta ăn chớ màu mè hoài!”
Đã nghe Sài Gòn chửi chưa, hai anh hướng dẫn viên du lịch. Ai kêu ăn cơm vỉa hè không uống trà đá mà chảnh đi kêu nước đóng chai cho tốn tiền. Trà đá miễn phí tươi mát an toàn tràn cả bản họng trước mặt đó, sao không múc uống.Ai kêu thấy bà già bán
vé số còng lưng đói meo mà còn hỏi ăn cơm không? Không lẽ người ta mặt dày nói “ăn”
để lấy dĩa cơm từ người lạ hươ lạ hoắc. Thắc mắc thừa thải, bị chửi là đúng!
Sài Gòn của tôi thẳng
thắn lắm, thấy phải là làm, thấy sai là chửi. Mà chửi thì phải bặm trợn, phải tục,
phải “cứng”, vậy mới đáng đồng tiền bát gạo, mới mở cái đầu của người không hiểu
chuyện ra chứ. Mà chửi rồi có ai bực mình tức tối bỏ quán cơm đi không, hay cứ
ngồi lì đó ăn mà nhoẻn miệng cười khoái trá.

Biết tại sao không, vì tiếng
chửi đó như nước chấm dành sẵn cho dĩa cơm vốn đã đậm đà trước mặt, nó ngọt như
mía lùi, thấm đẫm cái hương vị tình người. Tiếng chửi đó xuất phát từ tấm lòng
nhân hậu, đức tính thương người, thấy chuyện bất bình ra tay tương trợ vốn đã
ăn sâu vào máu của dân Sài Gòn.
Trên người anh bán cơm
có thể đầy rẫy hình xăm, bụng anh có thể bự tổ chảng vì đêm nào cũng uống mấy kết
bia to tướng, mặt anh có thể bặm trợn, còn miệng có hơi sỗ sàng, nhưng mỗi lời
anh thốt ra đều khiến khách ăn ai cũng thoải mái. Bún chửi Hà Nội có thể chát
chúa, lạnh nhạt như nhiều người nhận xét, nhưng cơm chửi Sài Gòn thì bảo đảm đầm
ấm, ngọt lành. “Hổng tin” lời tôi thì nghe những người khác nhận xét nè:
“Cái chửi Sài Gòn dễ thương mờ, chỉ xì ngầu tí vậy thôi nhưng rất nhân
ái tình người. Đã từng ở Sài Gòn mấy chục năm nên hiểu, Sài Gòn số 1 chớ không
có thành hô hố ở đây nghen” - bạn P.Đ.T tự tin chia sẻ.
“Một kiểu chửi rất Sài Gòn, rất đáng mến. cho xin cái địa chỉ quán cơm
nhé” - T.T.T hào hứng.
“Hàng
cơm Sài Gòn chửi hay quá, Đ.T.V ơi! Nghe chửi mà mắt cứ rưng rưng...”
– Bạn T.P.V xúc động.
Bấy nhiêu đó đã đủ chứng
minh người ta thèm thuồng, trân trọng, “ghiền” tiếng chửi Sài Gòn đến mức nào
chưa. Hai anh hướng dẫn viên đang dẫn đoàn khách nước ngoài đi du lịch chắc
cũng bất ngờ lúc đầu, nhưng vì bất ngờ nên thấy “khoái”. Không phải vì dĩa cơm
cho bà ngoại lấy có 10.000 đồng, mà khoái cái sự hào sảng, thẳng thắn của ông
chủ quán.
"Tụi
bay, đứa nào lấy khứa cá hú kho, lựa xương kỹ ra cho bà già nhen bây, bả mắc
xương giãy đành đạch là mang họa nha! Múc tô canh chua cá!
Nè,
bà già! Cảm ơn hai thằng công tử bột này rồi ra chỗ cái quạt kia ngồi ăn cho
mát! Bữa nào chắc tui xuống lột da mấy thằng con bà quá! Ăn rồi nhậu mà để bà cực
khổ như vầy” – Giọng anh chủ quán văng vẳng, tưởng “hổ
báo” mà hoá ra lại đau đáu cho thân phận bà lão bị con cái bỏ bê.

Văng tục một cái, hai
anh hướng dẫn viên nhận ra vấn đề. Hà Nội chắc chỉ có một hàng bún chửi, nhưng đặc
sản “cơm chửi” ngọt như mía lùi của Sài Gòn thì ngóc ngách nào cũng có.